I.ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN
- Giống lúa thuần có 2 nhóm:
+ Giống cảm ôn: Là giống có phản ứng với nhiệt độ, khi đủ tổng tích ôn, lúa trỗ, chín cho thu hoạch, giống này sản xuất được 2 vụ (vụ xuân và vụ mùa), gồm một số giống phổ biến như: Khang dân 18, HT1, Bắc thơm số 7, Khang dân đột biến, ... Thời gian sinh trưởng trung bình trong vụ xuân từ 120 - 130 ngày, vụ mùa từ 105 - 115 ngày.
+ Giống cảm quang: Là giống có phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, khi thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn lại (tháng 10) lúa mới trỗ, chín và cho thu hoạch, nên chỉ gieo cấy được trong vụ Mùa, gồm: Bao thai, Nếp địa phương, giống đặc sản địa phương như: Già Dui, Khẩu Mang,... Thời gian sinh trưởng trung bình từ 140 - 160 ngày.
- Ưu điểm: Chất lượng cao, để được giống cho vụ sau, chủ động trong sản xuất, giá giống rẻ.
- Nhược điểm: Tiềm năng năng suất không cao, giống sử dụng nếu không chọn lọc dần bị thoái hoá trong quá trình canh tác, sử dụng lượng giống nhiều hơn so với lúa lai.
II.KỸ THUẬT LÀM MẠ
1.Thời vụ gieo mạ
1.1. Vụ xuân
- Vùng thấp:
+ Xuân sớm: Gieo mạ từ 15/12 - 25/12, cấy xong trước 25/1.
+ Xuân chính vụ: Gieo từ 10/1 - 25/1, cấy xong trước tháng 2.
+ Xuân muộn: Gieo từ 1/2 - 20/2, cấy xong trước 10/3.
- Vùng cao: Gieo trà xuân muộn.
1.2. Vụ mùa
- Vùng cao:
+ Mùa sớm: Gieo từ 10 - 20/5, cấy vào 1 - 10/6.
+ Mùa chính vụ: Gieo từ 25/5 - 10/6, cấy vào 15/6 - 30/6.
- Vùng thấp:
+ Mùa sớm: Gieo từ 25/5 - 5/6, cấy 15/6 - 25/6.
+ Mùa chính vụ: Gieo từ 10 - 20/6, cấy vào 1 - 10/7.
+ Mùa muộn: Gieo từ 25 - 30/6, cấy vào 15 - 25/7.
2.Lượng giống
Lượng giống gieo mạ để tính cho 1ha diện tích gieo trồng từ 60 - 80kg.
3.Xử lý và ngâm, ủ hạt giống
3.1. Đối với mạ ruộng nước (mạ dược) và mạ gieo trên nền cứng
- Xử lý: Phơi hạt giống dưới nắng nhẹ 2 - 3 giờ, để sau 24 giờ mới đem xử lý. Trước khi xử lý cho hạt vào nước lã để loại bỏ hạt lép và hạt lửng, xử lý bằng nước 540C (3 sôi, 2 lạnh), trong thời gian 10 phút, sau đó vớt hạt ra ngâm hạt vào nước lã sạch.
- Ngâm: Ngâm trong nước sạch thời gian 36 giờ ở vụ mùa và 48 giờ ở vụ xuân, 10 - 12 giờ phải thay nước 1 lần.
- Rửa chua: Hạt giống sau khi ngâm, rửa chua bằng nước sạch mới đem ủ.
- Cách ủ:
+ Vụ xuân: Ủ bằng rổ, rá, thúng có phủ bao tải, ngày đảo 2 - 3 lần, trời lạnh tưới bằng nước ấm ngày 2 - 3 lần, khi rễ dài bằng 1/2 hạt thóc, mầm dài bằng 1/3 hạt thóc đem gieo.
+ Vụ mùa: Ủ vào rổ, rá, đậy bằng mẹt hoặc 1 lớp bao tải mỏng, kiểm tra nếu thấy hạt ủ nóng thì tãi mỏng cho nguội, sau đó ủ với lớp hạt mỏng hơn, khi hạt nứt nanh đem gieo.
3.2. Đối với mạ gieo trên đất khô
Sau khi xử lý hạt giống bằng nước 540C (3 sôi, 2 lạnh) để ráo nước rồi đem gieo ngay.
4.Kỹ thuật làm đất mạ
- Đối với mạ ruộng nước (mạ dược): Ruộng mạ phải sạch cỏ dại, gốc rạ và được cày bừa kỹ làm đất nhuyễn bùn, phẳng mặt. Làm luống mạ rộng 1,2 - 1,4m, rãnh rộng 30cm, mặt luống hình mui thuyền không đọng nước.
- Đối với mạ nền cứng: Gieo trên nền sân xi măng thì không cần lót, gieo trên nền đất vườn, đất ruộng thì cần dọn sạch cỏ, rơm rạ trên mặt luống sau đó dùng vỏ bao xi măng hay lá chuối trải kín mặt luống rồi dùng bùn nhuyễn (đã lọc qua rổ) rải đều lên mặt luống một lớp dày 2 - 3cm, dàn đều bùn thành luống có chiều rộng từ 1,2 - 1,4m rồi gieo.
- Đối với mạ khô: Đất dọn sạch cỏ dại, cày, bừa kỹ, đập cho đất nhỏ tơi xốp như đất gieo rau, sau đó lên luống cao 10 cm, rộng 1 - 1,2m.
Phân bón lót cho mạ
- Lượng phân:
Loại phân | ĐVT | Lượng bón | |
Tính cho 1ha | Tính cho 10m2 diện tích gieo | ||
Phân chuồng hoai | Kg | 8.000 - 11.000 | 8 - 11 |
Phân lân supe | Kg | 400 – 500 | 0,4 - 0,5 |
Phân kali clorua | Kg | 40 – 50 | 0,04 - 0,05 |
- Cách bón:
+ Đối với mạ ruộng nước và mạ nền cứng: Trộn đều các loại phân với nhau rồi rắc đều trên mặt luống và trang lại mặt luống không để nước đọng.
+ Đối với mạ khô: Trộn đều các loại phân với nhau rồi rắc đều phân đã trộn trên mặt luống, sau đó cuốc lại đảo lấp kín phân rồi mới gieo hạt.
6.Gieo mạ
- Đối với mạ ruộng nước và mạ nền cứng: Sau khi bón phân, trang lại luống phải gieo mạ ngay. Gieo đều trên mặt luống với lượng mộng 0,2 - 0,3kg/m2, gieo thưa giúp cho mạ đẻ nhánh. Khi gieo mạ, gieo nặng tay để hạt thóc chìm 2/3 hạt là tốt nhất.
- Đối với mạ khô: Luống mạ sau khi cuốc đảo lấp kín phân, đưa hạt giống đã xử lý ráo nước đem gieo đều trên mặt luống với lượng mộng từ 0,1 - 0,15kg/m2, gieo mạ thưa giúp cho mạ đẻ nhánh, gieo hạt xong lấp 1 lớp đất nhỏ dày 1 - 2cm.
7.Chăm sóc cho mạ
7.1. Tưới nước
- Đối với mạ ruộng nước và mạ nền cứng: Sau khi gieo hạt, luôn giữ nước cho mặt luống ẩm, tuyệt đối không để mặt luống mạ bị khô hay bị đọng nước.
- Đối với mạ khô cũng phải thường xuyên kiểm tra tưới nước đảm bảo đủ ẩm cho hạt giống mọc được.
7.2. Bón thúc
- Đối với mạ ruộng nước: Khi mạ có 1,5 - 2 lá thật, bón thúc cho mạ 1,5 kg phân đạm urê và 1kg phân kali clorua cho 1 sào Bắc bộ. Khi bón thúc, ruộng mạ phải có mực nước khoảng 1cm, ruộng phải được đắp kín bờ rồi mới bón phân.
- Đối với mạ khô và mạ nền cứng: Lượng phân bón thúc như mạ dược, khi bón thúc cho mạ phải pha với nước tưới vào chiều tối, sau đó tưới rửa bằng nước lã sạch.
7.3. Phòng chống rét
Đối với vụ xuân khi gieo mạ xong phủ một lớp tro bếp mỏng và che phủ nilon trắng để chống rét. Khi nhiệt độ dưới 180C thì ngừng bón phân đạm.
7.4. Phòng trừ sâu bệnh hại
Theo hướng dẫn ở phần sâu bệnh hại chính trên lúa và biện pháp phòng trừ.
7.5.Tuổi mạ
- Vụ xuân: Khi mạ 4 - 4,5 lá thật.
- Vụ mùa: Đối với giống ngắn ngày khi mạ từ 18 - 20 ngày tuổi. Đối với giống dài ngày khi mạ 30 ngày tuổi (Bao thai, nếp địa phương).
- Mạ tốt đạt tiêu chuẩn cứng cây, đanh dảnh, không hoặc ít bị sâu bệnh, có màu sắc đặc trưng. Khi nhổ mạ đi cấy cần nhổ nhẹ nhàng để rễ dính bùn, không đập mạnh, vận chuyển nhẹ nhàng không làm mạ bị dập, mạ nhổ đến đâu cấy ngay đến đó, không để qua đêm.
III. KỸ THUẬT CẤY VÀ CHĂM SÓC LÚA
1.Kỹ thuật làm đất
- Chọn ruộng: Ruộng cấy lúa thuần thích hợp nhất là chân ruộng chủ động nước tưới tiêu, có độ phì cao, có điều kiện đầu tư thâm canh hợp lý.
- Kỹ thuật làm đất: Ruộng được cày bừa kỹ đất nhuyễn bùn, sạch cỏ dại, phẳng mặt ruộng. Đối với các chân ruộng vàn cao phải làm đất kỹ, tạo tầng đế cày tốt bằng biện pháp cho trâu dẫm nhiều lần sau đó bừa phẳng để giữ nước tốt hơn.
2.Phân bón
2.1. Lượng phân bón
Loại phân | ĐVT | Lượng bón | |
Tính cho 1ha | Tính cho 1kg giống | ||
Vôi bột | Kg | 300 – 400 | 5 |
Phân chuồng hoai | Kg | 8.000 - 10.000 | 125 - 130 |
Phân đạm urê | Kg | 150 - 200 | 2,5 |
Phân lân supe | Kg | 300 – 400 | 4 - 5 |
Phân kali clorua | Kg | 100 – 150 | 1,5 - 2 |
* Chú ý: Đối với vôi bột nếu ruộng chua 1 năm bón 1 lần, đối với ruộng bình thường 3 vụ bón 1 lần.
2.2. Cách bón
- Bón lót:
+ Vôi bột: Bón đều toàn bộ trước khi cày vỡ.
+ Toàn bộ phân chuồng hoai, phân lân supe + 1/3 lượng phân đạm urê bón vào lúc bừa cấy.
- Bón thúc: Chia làm 2 đợt bón.
+ Đợt 1: Bón 1/3 lượng phân đạm urê + 1/3 lượng phân kali clorua, khoảng 10 - 12 ngày sau khi cấy.
+ Đợt 2: Bón hết lượng phân còn lại, sau lần 1 từ 12 - 15 ngày.
3.Kỹ thuật cấy
- Cấy nông tay và cấy theo băng để tiện cho việc chăm sóc, đảm bảo mật độ 45 - 50 khóm/m2, mỗi khóm cấy 3 - 4 dảnh.
- Mực nước khi cấy 2 - 3 cm, ngập hết đất.
4.Kỹ thuật chăm sóc
4.1. Điều tiết nước trên ruộng cấy
- Đối với ruộng chủ động nước:
+ Cần giữ mực nước trên ruộng 3 - 4cm, giúp cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, khi khóm lúa đạt 7 - 10 nhánh thì phải khống chế không cho lúa đẻ nhánh bằng biện pháp rút nước cạn phơi ruộng hoặc cho nước vào ruộng sâu 10 - 15cm, trong 5 - 7 ngày.
+ Khi lúa đẻ nhánh xong điều chỉnh mực nước 2 - 3cm thường xuyên.
+ Khi lúa vào chắc, tưới và tháo nước xen kẽ cho đến khi lúa chín tháo nước hết cho ruộng khô dễ gặt.
- Đối với ruộng không chủ động nước: Cần giữ mực nước từ 3 - 4cm thường xuyên.
4.2. Làm cỏ sục bùn
- Chia làm 2 đợt:
+ Đợt 1: Sau khi lúa bén rễ hồi xanh (10 - 12 ngày) bón phân lần 1 kết hợp làm cỏ sục bùn.
+ Đợt 2: Sau lần 1: 12 - 15 ngày bón phân lần 2 kết hợp làm cỏ sục bùn.
IV. THU HOẠCH
1.Để làm lương thực
Khi hạt lúa chắc mẩy, chín vàng đều, chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Sau khi thu hoạch về cần tiến hành đập, tuốt và làm khô kịp thời như: Hong gió, phơi nắng,.. sau đó quạt sạch rồi để nguội trước khi đem vào bảo quản. Tùy theo điều kiện kinh tế mà có thể bảo quản thóc trong bao tải, xilô, hòm gỗ, hòm tôn,... xếp vào nơi cao ráo thoáng mát để dùng dần.
2.Để giống
Chọn ruộng lúa tốt, không bị lẫn giống, có độ cao đồng đều, có bông to, hạt chắc mẩy, đại diện cho giống, không bị sâu bệnh, loại bỏ cỏ lẫn, những cây lúa chín muộn cắt bỏ trước 10 - 15 ngày, khi lúa chín gặt ruộng giống trước đập riêng và đem phơi ngay. Thóc giống phơi riêng bằng nong, nia hoặc cót, không nên phơi trên sân gạch hoặc sân xi măng (nhất là trong mùa hè sân nóng sẽ làm mất khả năng nảy mầm của hạt), thóc sau khi phơi khô quạt sạch để nguội cất vào bao tải có ghi tên giống, cất vào nơi cao ráo thoáng mát để làm giống cho vụ sau.
I. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI
- Giống lúa lai chủ yếu là giống cảm ôn gieo cấy được 2 vụ: Vụ xuân, vụ mùa. Thời gian sinh trưởng trung bình trong vụ xuân từ 130 - 145 ngày, vụ mùa từ 120 - 125 ngày.
- Các giống lúa lai hiện đang trồng phổ biến như: Nhị ưu 838, Kim ưu 725, Việt lai 20, Đắc ưu 11, HKT 99, SL8H, GS9, Nhị ưu 725, TH 3-3, Syn 6, Cương ưu 725...
- Ưu điểm và nhược điểm:
+ Ưu điểm: Khả năng thích ứng rộng, phù hợp với nhiều vùng sinh thái, chịu thâm canh, năng suất cao, lượng giống/đơn vị diện tích ít.
+ Nhược điểm: Giá giống cao, không để giống được cho vụ sau, mẫn cảm với sâu bệnh hại.
II. KỸ THUẬT LÀM MẠ
1. Thời vụ gieo mạ
1.1. Vụ xuân
- Vùng thấp:
+ Xuân sớm: Gieo mạ từ 15/12 - 25/12, cấy xong trước 25/1.
+ Xuân chính vụ: Gieo từ 10/1 - 25/1, cấy xong trước tháng 2.
+ Xuân muộn: Gieo từ 1/2 - 20/2, cấy xong trước 10/3.
- Vùng cao: Gieo theo vụ xuân muộn.
1.2. Vụ mùa
- Mùa sớm: Gieo từ 10 - 20/5, cấy vào 1 - 10/6.
- Mùa chính vụ: Gieo từ 10 - 20/6, cấy vào 1 - 10/7.
2. Lượng giống
Lượng giống gieo mạ để tính cho 1ha diện tích gieo trồng từ 25 - 30 kg (tùy theo trọng lượng 1.000 hạt ghi trên bao bì).
3. Xử lý và ngâm, ủ hạt giống
3.1. Đối với mạ ruộng nước (mạ dược) và mạ nền cứng
- Xử lý: Phơi hạt giống dưới nắng nhẹ 2 - 3 giờ, để sau 24 giờ mới đem xử lý. Trước khi xử lý cho hạt vào nước lã để loại bỏ hạt lép và hạt lửng,
xử lý bằng nước 540C (3 sôi, 2 lạnh), trong thời gian 10 phút, sau đó vớt hạt ra ngâm hạt vào nước lã sạch.
- Ngâm: Ngâm hạt giống vào nước sạch ngâm từ 8 - 12 giờ (vụ xuân ngâm 10 - 12 giờ, vụ mùa ngâm 6 - 8 giờ), sau 2 - 3 giờ thay nước 1 lần.
- Rửa chua: Hạt giống sau khi ngâm, rửa chua bằng nước sạch mới đem ủ.
- Cách ủ hạt giống:
+ Vụ xuân: Ủ bằng rổ, rá, thúng có phủ bao tải, ngày đảo 2 - 3 lần, trời lạnh tưới bằng nước ấm ngày 2 - 3 lần, khi rễ dài bằng 1/2 hạt thóc, mầm dài bằng 1/3 hạt thóc đem gieo.
+ Vụ mùa: Ủ vào rổ, rá, đậy bằng mẹt hoặc 1 lớp bao tải mỏng, kiểm tra nếu thấy hạt ủ nóng thì tãi mỏng cho nguội, sau đó ủ với lớp hạt mỏng hơn, khi hạt nứt nanh đem gieo.
3.2. Đối với mạ gieo trên đất khô
Sau khi xử lý hạt giống bằng nước 540C (3 sôi, 2 lạnh) để ráo nước rồi đem gieo ngay.
4. Kỹ thuật làm đất mạ
- Đối với mạ ruộng nước (mạ dược): Ruộng mạ phải sạch cỏ dại, gốc rạ và được cày bừa kỹ làm đất nhuyễn bùn, phẳng mặt. Làm luống mạ rộng 1,2 - 1,4m, rãnh rộng 30cm, mặt luống hình mui thuyền không đọng nước.
- Đối với mạ nền cứng: Gieo trên nền sân xi măng thì không cần lót, gieo trên nền đất vườn, đất ruộng thì cần dọn sạch cỏ, rơm rạ trên mặt luống sau đó dùng vỏ bao xi măng hay lá chuối trải kín mặt luống rồi dùng bùn nhuyễn (đã lọc qua rổ) rải đều lên mặt luống một lớp dày 2 - 3cm dàn đều bùn thành luống có chiều rộng từ 1,2 - 1,4m, sau đó gieo hạt.
- Đối với mạ khô: Đất dọn sạch cỏ dại, cầy, bừa kỹ, đập cho đất nhỏ tơi xốp như đất gieo rau, sau đó lên luống cao 10 cm, rộng 1 - 1,2m.
5. Phân bón lót cho mạ
- Lượng phân:
Loại phân | ĐVT | Lượng bón | |
Tính cho 1ha | Tính cho 1kg giống | ||
Phân chuồng hoai | Kg | 8.000 - 11.000 | 320 - 370 |
Phân lân supe | Kg | 400 - 500 | 16 - 17 |
Phân kali clorua | Kg | 55 - 70 | 2 - 2,3 |
- Cách bón:
+ Đối với mạ ruộng nước và mạ nền cứng: Sau khi làm luống xong dùng phân chuồng hoai, phân kali clorua và phân lân supe trộn đều nhau vãi đều trên mặt luống, trang lại mặt luống, không để nước đọng.
+ Đối với mạ khô: Sau khi làm luống xong ta vãi đều phân đã trộn trên mặt luống, sau đó cuốc lại đảo đất lấp kín phân rồi mới gieo hạt.
6. Gieo mạ
- Đối với mạ ruộng nước và mạ nền cứng: Luống mạ sau khi bón phân lót trang lại luống, đem mộng mạ ra gieo ngay. Mộng gieo đều trên mặt luống với lượng mộng 0,2 - 0,25 kg/m2, gieo mạ thưa giúp cho mạ đẻ nhánh, gieo hạt chìm 2/3 hạt thóc.
- Đối với mạ khô: Luống mạ sau khi băm lấp phân, đem hạt giống đã xử lý ráo nước gieo đều trên mặt luống với lượng hạt giống 0,1 - 0,15kg/m2 , gieo mạ thưa giúp cho mạ đẻ nhánh, gieo hạt xong lấp đất nhỏ mỏng.
7. Chăm sóc cho mạ
7.1. Tưới nước
- Đối với mạ ruộng nước và mạ nền cứng: Sau khi gieo hạt luôn giữ nước cho mặt luống ẩm, tuyệt đối không để mặt luống mạ bị khô hay bị đọng nước.
- Đối với mạ khô: Phải thường xuyên kiểm tra tưới nước đảm bảo đủ ẩm cho hạt giống mọc được.
7.2. Bón thúc
- Đối với mạ ruộng nước: Khi mạ có 1,5 - 2 lá thật, bón thúc cho mạ 1,5kg phân đạm urê và 1kg phân kali clorua cho 1 sào. Khi bón thúc, ruộng mạ phải có mực nước khoảng 1cm, ruộng phải được đắp kín bờ rồi mới bón phân.
- Đối với mạ khô và mạ nền cứng: Lượng phân bón thúc như mạ dược, khi bón thúc cho mạ phải pha với nước tưới vào chiều tối, sau đó tưới rửa bằng nước lã sạch.
7.3. Phòng chống rét
Đối với vụ xuân, gieo mạ xong phủ một lớp tro bếp mỏng và che phủ nilon trắng để chống rét cho mạ. Khi nhiệt độ dưới 180C thì ngừng bón phân đạm.
7.4. Phòng trừ sâu bệnh hại
Theo hướng dẫn ở phần sâu bệnh hại chính trên lúa và biện pháp phòng trừ.
7.5. Tuổi mạ
- Vụ xuân khi mạ 4 - 4,5 lá thật.
- Vụ mùa khi mạ 20 ngày tuổi.
- Mạ tốt đạt tiêu chuẩn cứng cây, đanh dảnh, không hoặc ít bị sâu, bệnh, có màu sắc đặc trưng. Khi nhổ mạ đi cấy cần nhổ nhẹ nhàng để rễ dính bùn, không đập mạ, vận chuyển nhẹ nhàng không làm mạ bị dập; mạ nhổ đến đâu cấy ngay đến đó, không để qua đêm.
III. KỸ THUẬT CẤY VÀ CHĂM SÓC LÚA
1. Kỹ thuật làm đất
- Chọn ruộng: Chọn chân ruộng chủ động nước tưới tiêu, có độ phì cao, có điều kiện đầu tư thâm canh.
- Kỹ thuật làm đất: Ruộng được cày bừa 2 đợt đảm bảo tiêu chuẩn đất nhuyễn bùn, sạch cỏ dại, phẳng mặt ruộng.
2. Phân bón
2.1. Lượng phân bón
Loại phân | ĐVT | Lượng phân | |
Tính cho 1 ha | Tính cho 1kg giống | ||
Vôi bột | Kg | 300 - 400 | 12 - 13 |
Phân chuồng hoai | Kg | 8.000 - 11.000 | 320 - 370 |
Phân đạm urê | Kg | 300 | 10 - 12 |
Phân lân supe | Kg | 500 | 17 - 20 |
Phân kali clorua | Kg | 200 | 7 - 8 |
* Chú ý: Đối với vôi bột nếu ruộng chua 1 năm bón 1 lần, đối với ruộng bình thường 3 vụ bón 1 lần.
2.2. Cách bón
- Bón lót:
+ Bón toàn bộ vôi bột trước khi bừa vỡ.
+ Bón toàn bộ phân chuồng và phân lân supe + 1/3 lượng phân đạm urê vào lúc bừa cấy.
- Bón thúc: Chia làm 2 đợt bón:
+ Đợt 1: Bón 1/3 lượng phân đạm urê + 1/3 lượng phân kali clorua, sau cấy 12 - 15 ngày.
+ Đợt 2: Bón hết lượng phân còn lại, sau lần 1 từ 10 - 12 ngày.
3. Kỹ thuật cấy
- Cấy nông tay và cấy theo băng để tiện cho việc chăm sóc, đảm bảo mật độ 40 - 45 khóm/m2, cấy 1 - 2 dảnh/khóm.
- Mực nước khi cấy 2 - 3 cm, ngập hết đất.
4. Kỹ thuật chăm sóc
4.1. Điều tiết nước trên ruộng cấy
- Đối với ruộng chủ động nước:
+ Cần giữ mực nước trên ruộng 3 - 5cm giúp cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe. Khi khóm lúa đạt 7 - 10 nhánh phải khống chế không cho lúa đẻ nhánh bằng cách rút nước cạn phơi ruộng hoặc cho nước vào ruộng sâu 10 - 15 cm, trong 5 - 7 ngày.
+ Khi lúa đẻ nhánh xong điều chỉnh mực nước 2 - 3cm thường xuyên.
+ Khi lúa vào chắc, tưới và tháo nước xen kẽ cho đến khi lúa chín tháo hết nước cho ruộng khô để dễ gặt.
- Đối với ruộng không chủ động nước: Cần giữ nước từ 3 - 4cm thường xuyên.
4.2. Làm cỏ sục bùn: Chia làm 2 đợt:
- Đợt 1: Sau khi lúa bén rễ hồi xanh bón phân lần 1 kết hợp làm cỏ sục bùn.
- Đợt 2: Sau lần 1 từ 10 - 12 ngày, bón phân thúc lần 2 và làm cỏ sục bùn.
IV. THU HOẠCH
Khi hạt lúa chắc mẩy, chín vàng đều chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Sau khi đập, tuốt, phải tiến hành làm khô kịp thời như: Hong gió, phơi nắng,... Thóc sau khi thu hoạch phải tranh thủ phơi khô, quạt sạch rồi để nguội trước khi đưa vào bảo quản.
* Chú ý: Thóc giống đã xử lý thuốc BVTV không được dùng cho người và gia súc ăn.
I. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG NGÔ THUẦN
- Các giống ngô phổ biến hiện nay: Ngô Q2, ngô địa phương,... Thời gian sinh trưởng tùy theo giống.
- Ưu điểm: Tự chọn và để giống cho vụ sau, chủ động trong sản xuất, giá giống rẻ, có khả năng chống đổ, chịu rét, chịu hạn khá, ít sâu bệnh phù hợp với nhiều vùng sinh thái, chịu thâm canh.
- Nhược điểm: Tiềm năng năng suất không cao, dần bị thoái hoá trong quá trình canh tác, một số giống có thời gian sinh trưởng dài.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THÂM CANH
1. Thời vụ
- Vụ xuân: Gieo từ 5/2 - 10/2.
- Vụ xuân hè: Gieo từ 20/2 - 30/3.
- Vụ hè thu: Gieo từ 20/7 - 5/8
2. Kỹ thuật làm đất
- Chọn đất: Đất trồng ngô yêu cầu phải thoát nước, giầu dinh dưỡng và có điều kiện đầu tư thâm canh.
- Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, tơi xốp, sạch cỏ dại.
3. Lượng giống
Lượng hạt giống để cho 1ha diện tích gieo trồng từ 20 - 25 kg/ha (Giống phải đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm tối thiểu là 95%).
4. Mật độ khoảng cách
- Mật độ từ 4,7 - 5,1 vạn cây/ha.
- Khoảng cách: Hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 28 - 30cm, gieo 1 - 2 hạt để 1 cây. Nếu gieo theo khóm, khóm cách khóm 60cm gieo 2 - 3 hạt để 2 cây.
5. Phân bón
5.1. Lượng phân bón
Loại phân | ĐVT | Lượng bón | |
Tính cho 1ha | Tính cho 1kg giống | ||
Phân chuồng hoai | Kg | 8.000 - 11.000 | 400 - 440 |
Phân đạm urê | Kg | 250 - 300 | 12 - 13 |
Phân lân supe | Kg | 350 - 400 | 16 - 18 |
Phân kali clorua | Kg | 100 - 120 | 5 |
5.2. Cách bón
- Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân supe theo rạch hoặc hốc.
- Bón thúc: Chia làm 2 đợt bón, kết hợp với chăm sóc.
6. Gieo hạt
- Cày rạch hàng hoặc cuốc hốc sâu 15cm, bón phân chuồng và phân lân, lấp 1 lớp đất mỏng 3 - 5cm rồi gieo hạt. Gieo hạt cạnh phân sau đó lấp kín bằng đất nhỏ dày 3 - 4cm; tuyệt đối không gieo hạt trực tiếp lên phân, hạt sẽ bị thối không nẩy mầm được. Sau khi gieo hạt xong nên gieo khoảng 5% ngô bầu để lấy cây con trồng dặm.
- Cách làm ngô bầu: Dùng bùn rải đều trên nền đất cứng (đã làm sạch cỏ dại) dày 2 - 3cm, khi mặt bùn se lại dùng dao cắt chia ô 5 x 5cm, sau đó gieo hạt ngô vào giữa mỗi ô, hàng ngày kiểm tra tưới nước giữ ẩm cho ngô bầu.
7. Chăm sóc
- Dặm: Khi ngô mọc lên khỏi mặt đất, kiểm tra dặm ngay những chỗ mất khoảng bằng cây ngô bầu đã chuẩn bị từ khi gieo, để đảm bảo mật độ theo khoảng cách đã định.
- Tỉa: Khi ngô được 3 - 4 lá tỉa định cây theo khoảng cách: Hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 25 - 30cm tỉa để 1 cây hoặc hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 60cm tỉa để 2 cây.
- Vun xới, làm cỏ: Chia làm 2 đợt kết hợp với bón thúc.
+ Đợt 1 (khi ngô được 3 - 5 lá thật): Làm cỏ, xới xáo và bón 40% lượng phân đạm urê + 40% phân kali clorua, bón cách gốc ngô từ 5 - 7cm, sau đó vun nhẹ kết hợp lấp kín phân.
+ Đợt 2 (khi cây ngô được 7 - 9 lá): Làm cỏ, xới xáo và bón hết lượng phân còn lại, bón cách gốc 10 - 12cm, kết hợp với vun cao lấp kín phân và tạo điều kiện cho rễ chân kiềng phát triển.
* Chú ý: Không bón phân trực tiếp vào gốc cây hoặc để phân rơi vào lá.
8. Thu hoạch
- Khi lá bi ngô đã khô vàng, chân hạt ngô có điểm đen thì thu hoạch được.
- Chọn giống: Chọn bắp ở những cây tốt đồng đều, không sâu bệnh, bắp to, hạt mẩy, để cả lá bi. Phơi khô bảo quản tốt làm giống cho vụ sau.
I. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI
- Các giống ngô lai trồng phổ biến hiện nay: CP989, CP888, CP999, Bioseed 9698, LVN10, NK 4300, NK66, NK 54, C919, CP-333, MX4, MX6, SSC 557, AG 59, DK 9901, SSC 131, DK 414…... Thời gian sinh trưởng bình quân từ 90 - 135 ngày (tùy theo giống, thời vụ), năng suất trung bình: 6 - 8 tấn/ha.
- Ưu điểm: Năng suất cao, thích ứng rộng, phù hợp với nhiều vùng sinh thái, và điều kiện ngoại cảnh tốt, chịu thâm canh, thời gian sinh trưởng ngắn.
- Nhược điểm: Không để giống được cho vụ sau, giá thành cao, dễ bị sâu bệnh.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THÂM CANH
1. Thời vụ
- Vụ xuân hè: Gieo từ 5/2 - 20/3, nếu gieo xuống ruộng kết thúc trước 15/2.
- Vụ hè thu: Gieo từ 20/7 - 5/8 (các huyện vùng thấp có thể gieo muộn hơn 5 ngày).
- Vụ đông: Gieo từ 1/9 - 10/9 và kết thúc trước 25/9.
2. Lượng giống
Lượng hạt giống để cho 1ha diện tích gieo trồng 15 kg/ha.
3. Kỹ thuật làm đất
- Chọn đất màu mỡ thoát nước.
- Cày bừa kỹ làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại, sau đó cày rạch hàng theo khoảng cách đã định. Nếu đất thoát nước kém thì phải làm rãnh thoát nước.
4. Mật độ và khoảng cách
- Mật độ: 4,5 - 5,5 vạn cây/ha.
- Khoảng cách: Hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 25 - 30cm, gieo 1 hạt, để 1 cây/hốc. Hàng cách hàng 70cm, hốc cách hốc 55 - 65cm, gieo 2 hạt, để 2 cây/hốc.
5. Phân bón
5.1. Lượng phân bón
Loại phân | ĐVT | Lượng bón | |
Tính cho 1ha | Tính cho 1kg giống | ||
Phân chuồng hoai | Kg | 8.000 - 11.000 | 535 - 735 |
Phân đạm urê | Kg | 280 - 350 | 18,5 - 23,5 |
Phân lân supe | Kg | 400 - 500 | 26,5 - 33,5 |
Phân kali clorua | Kg | 120 - 150 | 8 - 10 |
5.2. Cách bón
- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân supe, bón theo rạch hoặc theo hốc.
- Bón thúc: Lượng phân đạm urê và phân kali clorua chia 2 lần bón kết hợp vun xới, chăm sóc và làm cỏ.
6. Gieo hạt
- Cày rạch hàng hoặc cuốc hốc sâu 15cm, bón phân chuồng và phân lân, lấp 1 lớp đất mỏng 3 - 5cm rồi gieo hạt. Gieo hạt cạnh phân sau đó lấp kín bằng đất nhỏ dày 3 - 4cm. Tuyệt đối không gieo hạt trực tiếp lên phân, hạt sẽ bị thối không nẩy mầm được. Sau khi gieo hạt xong nên gieo khoảng 5% ngô bầu để lấy cây con trồng dặm.
- Cách làm ngô bầu: Dùng bùn rải đều trên nền đất cứng (đã làm sạch cỏ dại) dày 2 - 3cm, khi mặt bùn se lại dùng dao cắt chia ô 5 x 5cm, sau đó gieo hạt ngô vào giữa mỗi ô, hàng ngày kiểm tra tưới nước giữ ẩm cho ngô bầu.
7. Chăm sóc
- Dặm: Khi ngô mọc lên khỏi mặt đất, kiểm tra dặm ngay những chỗ mất khoảng bằng cây ngô bầu đã chuẩn bị từ khi gieo, để đảm bảo mật độ theo khoảng cách đã định.
- Tỉa: Khi ngô được 3 - 4 lá, tỉa những khóm nhiều cây đảm bảo mật độ theo khoảng cách đã định, tỉa đến đâu vun đến đó.
- Vun xới, làm cỏ: Chia làm 2 đợt kết hợp với bón thúc.
+ Đợt 1 (khi ngô được 3 - 5 lá thật): Làm cỏ, xới xáo và bón 40% lượng phân đạm urê + 40% lượng phân kali clorua, bón cách gốc ngô từ 5 - 7cm sau đó vun nhẹ kết hợp lấp kín phân.
+ Đợt 2 (khi cây ngô được 7 - 9 lá): Làm cỏ, xới xáo và bón hết lượng phân còn lại, bón cách gốc 10 - 12cm, kết hợp với vun cao lấp kín phân và tạo điều kiện cho rễ chân kiềng phát triển.
* Chú ý: Không bón phân trực tiếp vào gốc cây hoặc để phân rơi vào lá.
8. Thu hoạch : Khi thấy nương ngô có 2/3 số quả có lá bi chuyển sang mầu vàng, hoặc kiểm tra thấy hạt đã già, chân hạt có điểm đen thì tiến hành thu hoạch.
I. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG NGÔ TRỒNG TRONG VỤ ĐÔNG
- Một số giống ngô trồng vụ đông phổ biến như: Bioseed 9698, LVN 10 , C919, NK 4300, MX2, MX4, MX6... thời gian sinh trưởng từ 80 - 110 ngày (tùy theo giống), năng suất trung bình: 5 - 7 tấn/ha.
- Ưu điểm: Thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, thích ứng rộng, phù hợp với nhiều vùng sinh thái, và điều kiện ngoại cảnh tốt, chịu thâm canh.
- Nhược điểm: Không để giống, giá thành cao, dễ bị sâu bệnh.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THÂM CANH
1. Thời vụ trồng
Từ 1/9 - 10/9 và kết thúc trước 25/9.
2. Lượng giống
Lượng hạt giống để cho 1ha diện tích gieo trồng từ 10 - 15 kg/ha.
3. Kỹ thuật làm bầu
- Chọn điểm làm bầu: Chọn nơi cao ráo, nền cứng, thoát nước, có đủ ánh sáng, thuận tiện cho việc chăm sóc, bảo vệ và vận chuyển.
- Nguyên liệu (Tính cho diện tích làm bầu đủ trồng 1.000m2 ruộng):
+ Bùn ruộng hoặc bùn ao không bị chua: 70%.
+ Phân chuồng hoai mục: 30%.
+ Phân lân supe: 3 - 5kg.
- Cách làm bầu:
+ Trộn đều các nguyên liệu với nhau (nếu khô cho thêm nước), sau đó rải đều hỗn hợp vừa trộn lên khoảng đất đã chọn thành lớp dày 5cm. Khi bùn se dùng dao, thanh tre hoặc nứa cắt thành bầu hình ô vuông với kích thước dài 5cm, rộng 5cm.
+ Ngâm ủ hạt giống: Ngô giống ngâm trong nước sạch 12 giờ vớt ra đãi sạch nước chua, sau đó đem ủ 24 giờ trong vải hoặc bao tải sạch cho hạt giống nứt nanh thì đem tra vào bầu.
+ Tra hạt: Dùng ngón tay trỏ ấn vào giữa bầu tạo thành lỗ sâu khoảng 1cm. Đặt nhẹ hạt giống vào lỗ trên bầu, mỗi bầu 1 hạt (để rễ quay xuống dưới). Lấp kín hạt bằng bột đất tơi hoặc trấu, khi cây được 2 - 3 lá đem đi trồng, không nên để cây ngô trong bầu quá 10 ngày.
+ Chăm sóc: Thường xuyên kiểm tra, tưới giữ ẩm cho bầu (tưới 1 - 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát bằng bình ô doa), trong 3 ngày đầu, cần che phủ mặt luống, đề phòng mưa to.
4. Kỹ thuật làm đất
- Đối với các chân ruộng thu hoạch trước 10/9: Sau khi thu hoạch lúa, tiến hành tháo cạn nước và cày lên luống 1,1m, rãnh luống 30cm, cao 15 - 20cm.
- Đối với các chân ruộng thu hoạch từ 10/9 - 25/9: Áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu để tranh thủ thời vụ như sau:
+ Các chân đất khô, thoát nước tốt: Cuốc hố sâu bằng chiều cao của bầu ngô và đặt bầu ngô xuống cho tiếp xúc với đất ẩm, dùng đất bột trộn với phân bón lót phủ kín bầu.
+ Các chân ruộng trũng, thoát nước kém: Cần cầy rạch thành luống rộng 1,2m để thoát nước sau đó cuốc hố đặt bầu như đối với ruộng khô.
* Chú ý: Đối với các chân ruộng nền đất cứng sau khi thu hoạch lúa để trồng ngô yêu cầu gặt sát gốc rạ và để lại ở ruộng dùng tủ gốc cho ngô nhằm hạn chế thoát hơi nước.
5. Phân bón
5.1. Lượng phân bón
Loại phân | ĐVT | Lượng bón | |
Tính cho 1ha | Tính cho 1kg giống | ||
Phân chuồng hoai | Kg | 8.000 - 11.000 | 735 – 800 |
Phân đạm urê | Kg | 280 - 350 | 23 – 28 |
Phân lân supe | Kg | 400 - 500 | 33 – 40 |
Phân kali clorua | Kg | 120 - 150 | 10 – 12 |
5.2. Cách bón
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân supe bón theo rạch hoặc theo hốc.
+ Bón thúc: Chia làm 2 đợt, kết hợp với chăm sóc.
6. Khoảng cách, mật độ
- Khoảng cách trồng: Cây cách cây 25 x 30cm, hàng cách hàng 70 - 80cm.
- Mật độ: 4,5 - 6 vạn cây/ha.
7. Cách trồng
Cuốc hốc theo 2 hàng trên luống, bón đủ phân lót và tiến hành đặt bầu. Lấp kín đất dùng đất lấp kín chỗ tiếp xúc giữa bầu và mặt luống để tránh đọng nước ở gốc.
* Chú ý: Xoay hướng lá các cây ngô song song với nhau và chếch so với hàng một góc 450 để cây tận dụng được đầy đủ ánh sáng.
8. Chăm sóc
- Dặm: Sau khi trồng thường xuyên kiểm tra dặm ngay những chỗ mất khoảng để đảm bảo mật độ theo khoảng cách đã định bằng những bầu dự phòng cùng độ tuổi.
- Vun xới, làm cỏ: Chia làm 2 đợt kết hợp với bón thúc.
+ Đợt 1 (sau khi trồng 5 - 7 ngày): Tiến hành xới phá váng kết hợp bón 40% lượng phân đạm urê + 40% lượng phân kali clorua, bón cách bầu từ 5 - 7cm, vun nhẹ lấp kín phân và phủ rạ lên để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.
+ Đợt 2 (khi cây ngô được 7 - 9 lá): Làm cỏ, xới xáo và bón hết lượng phân còn lại, bón cách gốc 10 - 12cm, kết hợp với vun cao lấp kín phân và tạo điều kiện cho rễ chân kiềng phát triển.
* Chú ý: Không bón phân trực tiếp vào gốc cây hoặc để phân rơi vào lá.
9. Thu hoạch : Tùy theo mục đích sử dụng để tiến hành thu hoạch.
I. SÂU HẠI
1. Sâu xám
- Triệu chứng gây hại: Sâu non sống ngay trên cây hoặc ở quanh gốc gặm ăn lá làm thủng từng lỗ. Tuổi 2 - 3 gặm quanh trên cây non hoặc cắn ngang phiến lá. Tuổi lớn cắn ngang thân cây ngô kéo thụt xuống đất. Sâu phá hại mạnh từ giai đoạn mọc mầm đến khi cây có 4 - 5 lá, khi ngô 7 - 8 lá ít bị phá hoại, lúc này thường đục lỗ ở phần gần sát gốc, khoét vào trong ăn phần mềm non ở giữa làm cho cây ngô bị héo nõn và chết.
- Các biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng tiêu diệt cỏ dại, cày bừa, xới ruộng, phơi đất để diệt sâu nhộng trước khi gieo trồng. Luân canh với cây trồng nước, gieo trồng đúng thời vụ và tập trung. Tìm bắt giết sâu vào buổi sáng. Dùng thuốc hóa học như: Vibam 5G, Kayazinon 10G, Vibasu 10H, Vicarp 4H để xử lý đất trước khi gieo trồng. Thuốc Sherpa 10EC/25EC, Karate 2,5EC, Ofatox 400 EC, phun diệt sâu xám.
* Chú ý: Phun diệt sâu vào buổi chiều mát hiệu quả mới cao.
2. Sâu đục thân
- Triệu chứng gây hại: Từ tuổi 1 - 3 thường gặm ăn thịt lá nõn hoặc cắn xuyên thủng lá nõn. Sâu tuổi 3 trở lên mới đục phá vào thân, bắp non, cây ngô bị sâu đục lúc còn nhỏ cơ thể bị gãy non không ra bắp được hoặc cây ngừng phát triển. Khi cây đã lớn sâu đục trong thân để lại những đường đục và có phân đùn ra ngoài. Sâu có thể đục từ cuống bắp vào thân bắp nếu bắp đã cứng thì sâu có thể đục từ đầu bắp xuống giữa bắp.
- Các biện pháp phòng trừ: Dọn sạch thân cây trên ruộng để hạn chế sâu lan truyền sang vụ sau. Luân canh ngô với cây trồng khác. Gieo trồng đúng thời vụ và tập trung. Dùng thuốc hóa học như: Regent 5SC và 0,2G, Padan 95SP.
3. Sâu cắn lá nõn ngô
- Triệu chứng gây hại: Sâu non tuổi nhỏ cắn các phần non như nõn, hoa đực. Sâu tuổi lớn hơn thường gặm khuyết phiến lá và ăn vào phần thân non tới tận đỉnh sinh trưởng của cây. Khi ngô sắp trỗ cờ sâu phá hoại lá và có thể chui vào bắp non ăn hạt, dẫn đến giảm năng suất.
- Các biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng và làm sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ. Dùng thuốc hóa học như: Ofatox 400EC, Padan 95SP, Basudin 40EC.
4. Rệp hại ngô
- Triệu chứng gây hại: Rệp chích hút và để lại một lớp muội đen ở tất cả các bộ phận của cây, đặc biệt là nõn ngô, bẹ lá, bông cờ lá bi. Khi bị rệp chích hút cây ngô mất hết dinh dưỡng, sinh trưởng phát triển kém, bắp bé đi, chất lượng hạt xấu. Rệp phá hại làm năng suất và phẩm chất ngô giảm đi rõ rệt. Ngô bị hại lúc còn non không thể ra bắp được.
- Các biện pháp phòng trừ: Dọn sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ trước khi gieo trồng, để tránh rệp từ cây ký chủ dại lan sang phá hoại. Trồng với mật độ thích hợp để hạn chế rệp phát triển. Dùng thuốc hóa học như: Ofatox 400EC, Bassa 50EC, Regent 800WG, Trebon 40EC, Karate 2,5EC.
II. BỆNH HẠI NGÔ
1. Bệnh bạch tạng
- Triệu chứng gây hại: Trên lá, vết sọc vàng dài, mặt dưới và trên vết bệnh có mốc trắng (là bào tử lây nhiễm). Cây con bị bệnh nhỏ hơn cây bình thường rễ ít, lá nhỏ. Lá chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng có thể bị trắng hoàn toàn về sau cây có thể bị chết. Cây lớn trên lá thường xuất hiện sọc xanh trắng, bệnh này có lẫn với bệnh trắng lá do rét gây ra. Cây nhiễm nặng lá mầu trắng bạc, lùn và chết dần.
- Các biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng. Luân canh với cây lúa nước. Gieo trồng đồng loạt tập trung, mật độ hợp lý. Dùng thuốc hóa học như: Juliet 80WP, Topsin 50WP, Zineb 80WP.
2. Bệnh đốm lá ngô
- Triệu chứng gây hại:
+ Bệnh đốm lá nhỏ: Ban đầu vết bệnh chỉ nhỏ như mũi kim, màu hơi vàng, sau đó phát triển dần thành hình tròn hoặc bầu dục nhỏ, màu nâu hoặc hơi xám, có viền nâu đỏ xung quanh, nhiều khi vết bệnh có quầng vàng. Ngoài lá, bệnh còn gây hại trên cả bẹ lá (thân cây) và hạt. So với bệnh đốm lá lớn thì bệnh này có vết nhỏ hơn, nhiều hơn.
+ Bệnh đốm lá lớn: Vết bệnh dài và có dạng hình thoi, màu nâu hoặc xám bạc, không có quầng vàng. Bệnh thường xuất hiện ở những lá già phía dưới, sau đó lan dần lên các lá phía trên, đôi khi xuất hiện trên lá bắp; phát sinh muộn hơn bệnh đốm lá nhỏ. Thông thường vết bệnh dài khoảng 5 - 15mm, rộng khoảng 2 - 4mm. Bệnh nặng nhiều vết hòa lẫn với nhau làm cho cả phiến lá khô táp, khi gặp gió to dễ bị rách tươm ở đầu chóp lá.
- Các biện pháp phòng trừ: Thu dọn tàn dư cây ngô sau thu hoạch. Luân canh trồng ngô với cây họ đậu. Bón phân đầy đủ và cân đối cho cây ngô, gieo đúng thời vụ. Dùng thuốchóa học: Validacin 3L, Validan 3DD, Validacin 5SL, Tilt super 300ND, Zineb 80WP.
3. Bệnh ung thư ngô (phấn đen)
- Triệu chứng gây hại:Mới đầu chỗ bị bệnh chỉ nổi lên như một bọc nhỏ, mầu trắng nhẵn, sau đó lớn dần và phình to, nhiều khía cạnh, bên trong là một khối rắn mầu vàng nhạt, sau biến dần thành bột mầu đen, bóp dễ vỡ. Bệnh rất dễ phân biệt với các bệnh khác vì chỗ bị bệnh bao giờ cũng tạo những u sưng, khối u ở bắp to hơn khối u ở thân lá.
- Các biện pháp phòng trừ: Thu dọn tàn dư cây bệnh, bắp ngô bị bệnh đem tiêu hủy. Cày sâu bừa kỹ ruộng, bón phân cân đối.Nên luân canh một vài vụ với cây trồng nước để tiêu diệt nguồn bệnh trong đất. Dùng thuốc hóa học như: Topsin 50 WP, Zineb 80 WP.
4. Bệnh khô vằn hại ngô
- Triệu chứng gây hại: Bệnh hại trên các bộ phận phiến lá, bẹ lá, thân và bắp ngô tạo ra các vết bệnh lớn màu xám tro, loang lổ đốm vằn da hổ, hình dạng bất định như dạng đám mây. Vết bệnh lan từ các bộ phận phía gốc cây lên tới áo bắp, bắp ngô, bông cờ làm cho cây và lá úa vàng tàn lụi, chết, bắp thối khô.Vết bệnh khô vằn hại trên ngô giống vết bệnh khô vằn hại trên lúa.
- Các biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây bệnh đem đốt. Cày bừa, xới đất kỹ. Gieo trồng đúng quy trình kỹ thuật. Bón phân N, P, K cân đối và hợp lý. Luân canh với những cây trồng ít bị bệnh như: Các loại rau trồng cạn. Dùng thuốc hóa học như: Validacin 3L, Validan 3DD, Validacin 5SL, Tilt super 300ND, Zineb 80WP.
* Chú ý: Cách sử dụng thuốc BVTV theo đúng hướng dẫn ghi nhãn mác.
Ngoài những sâu bệnh trên, cây ngô còn có các sâu bệnh khác như: Bọ xít xanh hại ngô, sâu keo hại ngô, bệnh gỉ sắt, bệnh đen sợi ngô, bệnh héo cây ngô, bệnh thối thân tướp lá ngô, bệnh virus sọc lá ngô.
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
- Có khả năng trồng trên nhiều loại đất khác nhau, ở nhiều vụ trong năm, là cây trồng tốt nhất trong việc luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại cây trồng khác nhau; là cây có khả năng cố định đạm (N) để cải tạo đất.
- Thời gian sinh trưởng của cây đậu tương: Đối với giống ngắn ngày từ 70 - 90 ngày. Đối với giống dài ngày khoảng 120 ngày, năng suất trung bình từ 12 - 20 tạ/ha.
- Một số giống trồng tại Hà Giang như: DT84, DT92, DT99, DT96, AK06, DT95, VX93 và giống địa phương.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Thời vụ
- Vụ xuân: Trồng từ 15/2 - 15/3.
- Vụ hè thu: Trồng từ 25/5 - 30/7.
- Vụ thu đông: Trồng từ 15/7 - 1/8.
2. Lựợng giống
Từ 50 - 60 kg/ha, tùy theo giống và thời vụ (1kg giống gieo trồng được 170 - 200m2).
* Chú ý: Không dùng hạt đã bảo quản quá 1 năm để gieo trồng vì hạt đã mất sức nảy mầm.
3. Kỹ thuật làm đất
- Chọn đất: Tốt nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ, giữ ẩm tốt, dễ thoát nước.
- Làm đất: Dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng vụ trước, cày bừa kỹ cho đất nhỏ, tơi xốp.
- Vụ hè thu lên luống rộng 0,8 - 1,2m, cao 15 - 20cm, hoặc băng rộng 3 - 5m, có rãnh thoát nước. Đối với đậu tương trồng gối với ngô, sau khi thu hoạch ngô cần xới xáo, vun cao gốc.
4. Phân bón
4.1. Lượng phân bón
Loại phân | ĐVT | Lượng phân | |
Tính cho 1ha | Tính cho 1kg giống | ||
Phân chuồng hoai | Kg | 3.000 - 4.000 | 60 - 67 |
Phân đạm urê | Kg | 40 - 50 | 0,8 - 1 |
Phân lân supe | Kg | 350 - 400 | 6 - 7 |
Phân kali clorua | Kg | 120 - 150 | 2 - 2,5 |
4.2 Cách bón
- Bón lót:Trộn đều toàn bộ phân chuồng và phân lân supe bón theo rạch trước khi trồng.
- Bón thúc: Chia làm 2 đợt, kết hợp với chăm sóc.
5. Mật độ, khoảng cách và cách gieo hạt
- Mật độ: 40 - 50 khóm/m2.
- Khoảng cách:
+ Cây cách cây 6 - 8cm, hàng cách hàng 30 - 35cm, để 1 cây/khóm.
+ Khóm cách khóm 10 - 12cm, hàng cách hàng 35 - 40cm, để 2 cây/khóm.
- Cách gieo hạt: Sau khi bón lót phân lấp một lớp đất mỏng phủ kín phân rồi tra hạt theo đúng mật độ, khoảng cách, xong lấp một lớp đất tơi mỏng khoảng 2cm phủ kín hạt.
Lưu ý : Tuyệt đối không gieo hạt trực tiếp lên phân bón lót và không gieo hạt vào ngày mưa.
6. Chăm sóc
- Dặm: Sau khi gieo trồng thường xuyên kiểm tra, trồng dặm những chỗ mất cây, mất khoảng.
- Chăm sóc lần 1: Khi cây có 2 - 3 lá thật, tỉa những chỗ mọc dầy chỉ để 1 cây/khóm, bón thúc lần 1 kết hợp xới phá váng lấp phân.
- Chăm sóc lần 2: Khi cây có từ 5 - 6 lá, làm cỏ, bón thúc phân đợt 2, kết hợp xới xáo vun gốc.
+ Lượng bón: Mỗi lần bón 1/2 lượng phân đạm urê và 1/2 lượng phân kali clorua.
+ Cách bón: Bón cách gốc 4 - 5cm, tuyệt đối không để phân dính vào lá đậu tương sẽ làm cháy lá.
III. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
1. Sâu hại
1.1. Giòi đục lá
- Triệu chứng gây hại: Giòi non đục phá nhu mô lá, ban đầu tạo vết hoặc đoạn ngắn nhỏ màu trắng hơi xanh sau dần dần tạo vết có hình tròn lớn nhanh chóng. Khi vết tròn lớn bằng 1 - 2 đồng xu thì biểu bì lá phồng rộp lên màu trắng rõ rệt. Sau biến thành màu nâu, rách nát và toàn bộ lá bị khô cháy.
- Biện pháp phòng trừ: Luân canh với cây trồng nước có tác dụng hạn chế ruồi gây hại. Sử dụng thuốc hóa học như: Ofatox 400EC, Bassa 50EC.
1.2. Rệp hại
- Triệu chứng gây hại: Cây bị rệp hại thời kỳ còn non thường không phát triển được, ngọn cây bị xun lại, lá quăn queo hoặc bé nhỏ. Nụ và hoa bị phá hại thường quắt lại, không nở được, quả non bị hại thường bị lép. Lá bị rệp hại thường cong về phía dưới phát triển dị dạng.
- Các biện pháp phòng trừ: Luân canh với cây trồng lúa nước. Kết hợp các biện pháp vun xới và bón thúc phân, cần ngắt các ổ rệp (phần lá) tiêu hủy. Bảo vệ các loài thiên địch như: Bọ rùa đỏ, bọ rùa vằn. Khi cần thiết sử dụng thuốc hóa học như: Trebon 10EC, Karate 2.5EC.
1.3. Sâu cuốn lá
- Triệu chứng gây hại: Sâu non nhả tơ cuốn một lá hoặc nhiều lá lại với nhau thành từng tổ, gặm ăn nhu mô lá để lại biểu bì, tuổi lớn ăn khuyết lá. Những lá bị hại khi gặp trời nắng hanh thường biến màu nâu và khô chết, gặp trời mưa và ẩm độ cao lá bị hại thường thối nhũn.
- Các biện pháp phòng trừ: Gieo trồng đậu tương theo đúng quy trình kỹ thuật. Tiến hành ngắt ổ sâu tiêu hủy (biện pháp này cần tiến hành sớm mới đạt hiệu quả). Khi cần thiết dùng thuốchóa học như: Ofatox 400EC, Bestox 5EC ...
1.4. Bọ xít xanh và bọ xít dài
- Triệu chứng gây hại: Quả đậu tương bị hại giai đoạn còn non thường bị lép và khô hoàn toàn. Hại vào giai đoạn quả chắc trên quả để lại vết trích màu nâu đen.
- Các biện pháp phòng trừ: Bố trí thời vụ trồng đậu tương để giai đoạn quả non không trùng với lúc thu hoạch lúa và rau màu. Khi cần thiết dùng thuốc hóahọc như: Bassa 40EC, Trebon 10EC.
* Chú ý: Cần phun phòng khi đậu tương trước lúa nở hoa và giai đoạn sau rụng hoa 5 - 7 ngày, phun tập trung đồng loạt.
1.5. Sâu đục quả và hạt
- Triệu chứng gây hại: Trên bề mặt quả có những lỗ đục màu thâm đen, khi bóc quả ra ta thấy sâu non màu hồng. Ngoài hại quả sâu còn hại thân cây đậu tương làm cây sinh trưởng kém hoặc chết héo khô.
- Các biện pháp phòng trừ: Sau khi thu hoạch cần nhanh chóng xử lý (ủ phân, đốt..) những sản phẩm cây để tiêu diệt nguồn sâu còn tồn tại trong sản phẩm cây. Khi cần thiết dùng thuốc hóahọc như: Ofatox 400 EC, Sumi - Alpha 5 EC.
* Chú ý:Phun phòng sau khi rụng hoa 3 - 4 ngày (quả non) sau 7 ngày phun nhắc lại. Nếu mật độ sâu có chiều hướng gia tăng cần phun 3 - 4 đợt tới giai đoạn quá chín sinh lý.
1.6. Giòi đục thân
- Triệu chứng gây hại: Cây bị giòi gây hại nõn hoặc thân bị héo, thấp lùn, quả ít, trọng lượng hạt giảm. Khi bị hại nặng cây héo khô và chết.
- Các biện pháp phòng trừ: Trồng và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Luân canh với cây trồng nước có tác dụng hạn chế ruồi gây hại. Khi cần thiết dùng thuốc hóahọc như: Ofatox 400EC, Bassa 50EC.
2. Bệnh hại
2.1 Bệnh thối gốc và lở cổ rễ
- Triệu chứng gây hại: Ban đầu vết bệnh chỉ ở một phần của gốc, sau lan rộng bao quanh toàn cổ rễ và gốc thân, làm cho phần bị hại thối mục, màu nâu đen ủng nước hoặc tóp khô lại. Lá vẫn giữ màu xanh nhưng toàn cây bị héo, sau 5 đến 6 ngày cây gục đổ, chết hàng loạt theo từng chòm.
- Các biện pháp phòng trừ: Tiến hành luân canh với cây trồng nước. Cày bừa kỹ, kết hợp bón vôi có tác dụng tiêu hủy nguồn bệnh trong đất. Gieo trồng đúng quy trình kỹ thuật. Phát hiện sớm và nhổ bỏ cây bệnh đem đi tiêu hủy kết hợp bón vôi bột tại nơi cây bị bệnh.
2.2. Bệnh sương mai
- Triệu chứng gây hại: Trên lá bệnh xuất hiện đầu tiên những chấm nhỏ màu xanh vàng dần vết bệnh mở rộng thành hình đa giác, không định hình. Vết bệnh rải rác trên lá nhưng thường ở dọc gân lá, cuối cùng vết bệnh có màu nâu vàng, khô cháy.
- Các biện pháp phòng trừ: Chọn giống tốt, lấy giống từ ruộng ít bị sâu bệnh hại. Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch. Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như: Boocđô 1%, Benlat - C 50WP.
2.3. Bệnh thán thư
- Triệu chứng gây hại:
+ Cây con bị bệnh ở thời kỳ 2 lá mầm vết bệnh hình tròn màu nâu đen. Trên thân vết bệnh màu nâu vàng và kéo dài theo sự phát triển của cây, vết bệnh thường lõm xuống và nứt nẻ. Bệnh nặng làm thân cây khô chết đổ rạp.
+ Cây lớn vết bệnh phát triển theo chiều dài gân lá, hình góc cạnh hoặc không định hình. Vết bệnh đầu tiên xuất hiện mặt dưới lá sau lan rộng và ăn sâu nên cả hai mặt lá đều xuất hiện triệu chứng, các vết bệnh trên lá thường có viền màu nâu đỏ.
+ Trên quả vết bệnh có màu nâu vàng hoặc nâu xám, xung quanh nổi gờ, ở giữa nâu đen hoặc nâu đỏ. Trên hạt vết bệnh màu nâu đen đôi khi vết bệnh hại tới 1/2 hạt.
- Các biện pháp phòng trừ: Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Dọn sạch tàn dư cây trồng và cày ải hoặc ngâm dầm sau thu hoạch. Luân canh với cây trồng nước. Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như: Boocđo 1%, Viben - C 50BTN.
2.4. Bệnh gỉ sắt
- Triệu chứng gây hại: Ban đầu ở mặt dưới lá vết bệnh hình thành dưới dạng những chấm nhỏ màu vàng trong, đường kính 0,2 - 0,3 đến hơn 1mm. Sau đó vết bệnh nổi lên trên mặt lá có màu vàng nâu, biểu bì lá nát ra để lộ ổ bào tử có màu nâu vàng (màu gạch non).
- Các biện pháp phòng trừ: Thu dọn sạch tàn dư cây bệnh sau thu hoạch, trồng theo quy trình kỹ thuật. Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như: Viben - C 50BTN, Benlat - C 50WP.
* Chú ý:Cách sử dụng thuốc BVTV theo đúng hướng dẫn ghi nhãn mác.
IV. THU HOẠCH BẢO QUẢN
1. Thu hoạch
- Đối với thu hoạch đậu tương thương phẩm: Khi đậu tương có 2/3 số quả chín có màu vàng xám thì thu hoạch. Dùng dao, liềm cắt sát gốc để lại rễ, vì trong rễ đậu tương có vi khuẩn nốt sần chứa đạm, cải tạo đất. Thu hoạch vào ngày trời nắng. Đậu thu về ủ 1 đêm để rụng hết lá và hạt chín hoàn toàn, sau đó phơi 1 - 2 nắng rồi đập lấy hạt.
- Đối với thu hoạch đậu tương giống: Chọn ruộng đậu tương tốt, đồng đều, sai quả, không bị sâu bệnh, thu riêng để làm giống cho vụ sau. Phơi hạt giống trong nắng nhẹ trên nong, nia, cót...khi hạt đã khô, để hạt nguội mới bảo quản.
2. Bảo quản
- Sau khi phơi khô, phân loại, quạt sạch, đưa vào bảo quản ngay.
+ Bảo quản bằng bao nilon: Hạt đậu tương sau khi phơi khô, để hạt nguội cho vào bao nilon đáy có lót một lớp tro bếp khô hoặc vôi bột khô dày 15 - 20cm, buộc chặt miệng bao cất ở nơi cao ráo thoáng mát. Sau 1 tháng kiểm tra nếu thấy hạt ẩm phải phơi lại rồi tiếp tục cho vào bảo quản.
+ Bảo quản bằng chum, vại: Chum, vại đã được vệ sinh sạch sẽ, khô, sau đó rải 1 lớp tro bếp khô hoặc vôi bột khô dày 15 - 20cm, có lót 1 lớp giấy ngăn, đổ hạt đậu đã phơi khô vào cho đầy chum (vại), phủ 1 lớp giấy, rải 1 lớp tro bếp khô hoặc vôi bột khô dày 20 - 25cm, bịt kín miệng chum bằng nilon. Sau 1 - 1,5 tháng kiểm tra nếu thấy hạt ẩm phải phơi lại.
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Là cây thân gỗ to, phân cành khỏe, bản lá to mép lá có răng cưa sâu, mặt lá ghồ ghề, búp chè Shan to và phủ lớp tuyết trắng.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Chọn đất
Tầng đất phải dày trên 60cm, tơi xốp, thoát nước và giữ ẩm tốt, mực nước ngầm dưới 1m, độ pH từ 4 - 6, thích hợp nhất là đất có độ dốc từ 5 - 10 0, tối đa không dốc quá 250.
2. Mật độ, khoảng cách
- Vùng có độ dốc dưới 100: Mật độ trồng: 18.000 - 20.000 cây/ha. Khoảng cách: Hàng cách hàng 1,3 - 1,5m, cây cách cây 40 - 50cm.
- Vùng có độ dốc từ 10 - 200: Mật độ trồng: 15.000 - 17.000 cây/ha. Hàng cách hàng 1,5 - 1,7m, cây cách cây 40 - 50cm.
- Vùng có độ dốc trên 200, địa hình phức tạp, khí hậu đặc thù có thể trồng phân tán từ: 2.500 - 3.000 cây/ha.
3. Làm đất và bón phân lót
- Làm đất: Đất trồng chè phải được thiết kế và chuẩn bị sớm từ tháng 9 - 10, dọn sạch cỏ dại, đào rạch hàng sâu 40cm, rộng 40 - 50cm theo đường đồng mức, sau đó bón phân lót.
- Bón lót:
+ Lượng phân bón (tính cho 1ha): Phân chuồng hoai 20 - 30 tấn, phân lân supe 500kg. Đối với vùng địa hình phức tạp, khí hậu đặc thù bón 3 - 4 tấn phân chuồng hoai, 60 - 70kg phân lân supe.
+ Cách bón: Trộn đều 2 loại phân với lớp đất mặt, bón theo rãnh đã đào trước khi trồng 1 tháng, bón xong lấp đất kín.
4. Thời vụ trồng chè
- Trồng bằng hạt vào tháng 11 - 12 dương lịch.
- Trồng bằng cành giâm vào tháng 2 và tháng 8.
- Thời vụ giâm cành vào tháng 2 - 3 và tháng 8 - 9.
5 . Tiêu chuẩn cây giống
Chiều cao cây phải đạt từ 20cm trở lên, đường kính 3 - 4mm (đo cách gốc 5cm), có 6 - 8 lá thật. Cây giống phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cơ sở sản xuất cây giống phải được cấp có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
6. Trồng chè
- Trồng bằng cành giâm: Trồng mỗi hốc 1 - 2 cây, chọn những ngày trời râm mát hoặc sau khi trời mưa để trồng, khi trồng phải xé bầu nilon để cho rễ chè phát triển.
- Trồng bằng hạt: Gieo mỗi hốc 3 - 5 hạt thành cụm vòng tròn đường kính 15cm, hạt cách hạt 5cm, gieo xong lấp đất tơi dày 4 - 5cm, lấy rơm, rạ, cỏ khô phủ cho hàng chè một lớp dày vừa kín đất, rộng 40cm.
7. Chăm sóc
7.1. Trồng cây che bóng chắn gió
- Đối với chè kiến thiết cơ bản phải trồng cây che bóng cùng lúc với khi trồng chè, cứ hai hàng chè phải có một hàng cây che bóng tạm thời, thường dùng loại cây cải tạo đất như cốt khí.
- Đối với chè kinh doanh: Cứ 20 hàng chè phải trồng một hàng cây che bóng lâu năm bằng cây keo lá chàm, keo tai tượng, muồng lá nhọn. Cây cách cây từ 8 - 10m (nên trồng trước khi trồng mới chè).
7.2. Trồng dặm
Tiến hành trồng dặm những chỗ mất khoảng ngay từ năm đầu và năm thứ hai sau trồng vào tháng 11 - 12 với chè hạt, vào tháng 2 và tháng 8 với chè cành, nên chọn những ngày trời râm mát hoặc sau mưa để trồng, khi trồng cần bón thêm mỗi hốc 1kg phân chuồng hoai mục.
7.3. Trồng xen
Trong giai đoạn cây nhỏ từ lúc mới trồng đến năm thứ tư có thể trồng xen các loại cây như đậu, đỗ vào các khoảng trống giữa hai hàng chè để cải tạo đất, chống cỏ dại và giữ ẩm cho đất.
7.4. Bón phân
- Lượng phân bón cho 1 ha/năm (bón theo tuổi cây):
Tuổi cây | ĐVT | Lượng phân bón | |||
Phân chuồng hoai | Phân lân supe | Phân đạm urê | Phân kali clorua | ||
Chè 1 tuổi | Kg | - | - | 50 - 70 | 30 - 40 |
Chè 2 tuổi | Kg | 15.000 - 20.000 | 150 | 60 - 80 | - |
Chè 3 tuổi | Kg | - | - | 100 - 120 | 60 - 80 |
Chè 4 tuổi trở đi | Kg | - | - | 120 - 150 | 120 - 160 |
* Chú ý:Đối với vùng địa hình phức tạp, khí hậu đặc thù: Chè 1 tuổi bón 7 - 10kg phân đạm urê, 5 - 6kg phân kali clorua. Chè 2 tuổi bón từ 2 - 3 tấn phân chuồng hoai, 8 - 10kg phân đạm urê, 20kg phân kali clorua. Chè 3 tuổi bón 15kg phân đạm urê, 8 - 10kg phân kali clorua và chè 4 tuổi trở đi bón từ 15 - 20kg phân đạm urê, 15 - 20kg phân kali clorua.
- Cách bón:
+ Phân chuồng và phân lân cứ ba năm bón một lần, trộn đều hai loại phân bón vào rạch sâu 10 - 15cm theo tán chè, bón vào tháng 11, 12 bón xong lấp đất kín phân.
+ Phân đạm urê và phân kali clorua: Chia làm hai lần bón vào tháng 2 - 3 và tháng 8 - 9, trộn đều bón vào rạch sâu 6 - 8cm theo tán chè, bón xong lấp đất kín phân.
8. Đốn chè
- Đốn phớt chè hàng năm: Vùng thấp đốn vào tháng 12 - 1 (Riêng vùng cao nên đốn vào tháng 4, vì thời tiết giá lạnh kéo dài, nếu đốn vào tháng 12, 1 thì cây sẽ bị chết rét).
- Cách đốn tạo hình chè kiến thiết cơ bản:
+ Chè tuổi 2: Đốn cách mặt đất 15 - 20cm.
+ Chè tuổi 3: Đốn cách mặt đất 30 - 35cm.
+ Chè tuổi 4: Đốn cách mặt đất 40 - 45cm.
- Cách đốn chè thời kỳ kinh doanh:
+ Đốn phớt: Hai năm đầu mỗi năm đốn cao hơn vết đốn cũ 5cm. Sau đó mỗi năm đốn cao hơn vết đốn cũ 2 - 3cm, đốn hàng năm.
+ Đốn lửng: Sau đốn phớt nhiều năm năng suất giảm, cây cao quá 90cm thì đốn lửng, đốn cách mặt đất 60 - 65cm.
+ Đốn đau: Sau đốn lửng nhiều năm cây chè sinh trưởng kém, năng suất giảm thì đốn đau, đốn cách mặt đất 40 - 55cm.
+ Đốn trẻ lại: Áp dụng đối với vườn chè già cỗi, sâu bệnh hại nặng, năng suất giảm nhiều thì đốn cách mặt đất 20cm.
III. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
1. Sâu hại
1.1. Nhện đỏ
- Triệu chứng gây hại: Lá chè chuyển thành màu hung đỏ. Búp chè bị mù xòe nhiều, lá cây bị hại biến màu nâu lốm đốm đến màu tím đồng, trên mặt lá có nhiều bụi bẩn màu trắng xám. Chè bị hại nặng mép lá non cong lên, lá rụng dần.
- Biện pháp phòng trừ: Trồng và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Bảo vệ thiên địch như: Bọ rùa, bọ ngựa...Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như: Comite 73EC, Rufast 3EC ....
1.2. Rầy xanh
- Triệu chứng gây hại: Các vết châm của rầy tạo thành những vết nhỏ li ti màu thâm nâu làm cho lá, búp non bị tổn thương, dẫn đến búp chè bị chùn lại. Nếu bị hại nặng lá chè khô từ chóp lá lan dần theo 2 mép xuống giữa thành lá, thâm đen từ 1/3 - 1/2 lá thường gọi là cháy rầy. Những lá non bị hại có thể rụng chỉ còn trơ cuộng búp. Nương chè bị rầy xanh hại ở mức độ trung bình thì lá và búp chè có màu vàng hơi đỏ, nhìn xa giống nương chè cằn cỗi do thiếu dinh dưỡng.
- Các biện pháp phòng trừ: Trồng và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Bảo vệ các loài thiên địch như: Bọ rùa, bọ ngựa. Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như: Applaud 10WP, Butyl 10W.
1.3. Bọ cánh tơ
- Triệu chứng gây hại: Búp chè bị hại có biểu hiện cứng, lá dày màu xanh sẫm, có thể lá bị nhăn hoặc biến dạng, mặt dưới lá và trên cọng búp nổi lên đường sần sùi song song màu nâu xám. Búp chè bị hại sẽ bị khô, giòn dễ vỡ vụn. Khi hại nặng, lá và tôm chè bị rụng sớm, lá non bị biến dạng, các mầm non héo thâm.
- Các biện pháp phòng trừ: Trồng và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Bảo vệ thiên địch như: Bọ rùa, nhện... Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như: Bestox 5EC, Trebon 10EC, Applaud 10WP.... .
1.4. Bọ xít muỗi
- Triệu chứng gây hại: Vết hại lúc đầu có màu chì xung quanh có màu nhạt, sau đó biến thành màu nâu đậm. Bọ xít muỗi thường tập trung gây hại từng bụi, từng đám chè, búp chè bị hại cong queo, cháy thui đen không thu hoạch được.
- Các biện pháp phòng trừ: Trồng và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Bảo vệ các loại thiên địch: Nhện, bọ rùa. Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như: Bestox 5EC, Applaud 10WP, Butyl 10 WP.
2 . Bệnh hại
9.2.1. Bệng phồng lá chè
- Triệu chứng gây hại: Vết bệnh đầu tiên là chấm nhỏ hình giọt dầu, màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh lớn lên màu nhạt. Nấm xâm nhập sau 10 - 15 ngày thì lá phồng lên và mặt trên lá lõm xuống, phía trên mặt có hạt phấn màu trắng. Sau khi các vết phồng vỡ vết bệnh chuyển thành màu nâu, lá chè bị co rúm.
- Các biện pháp phòng trừ: Trồng và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như: Til-super 300EC, Daconil 75WP (sau phun 14 ngày mới được hái chè).
* Chú ý: Cách sử dụng thuốc BVTV theo đúng hướng dẫn ghi nhãn mác và đảm bảo thời gian cách ly.
Ngoài những sâu, bệnh hại trên còn một số sâu bệnh hại khác như: Sâu cuốn lá, rệp, bệnh phồng lá chè mắt lưới, bệnh đốm nâu, bệnh thối búp, bệnh chết loang...
I V. THU HÁI VÀ BẢO QUẢN
1. Thu hái
- Hái tạo hình chè kiến thiết cơ bản:
+ Chè đốn lần 1: Chỉ hái những búp cách mặt đất 40 - 45cm.
+ Chè đốn lần 2: Hái những búp cách mặt đất 55 - 65cm.
- Hái chè kinh doanh:
+ Quan sát trên nương chè có 60 - 65% số búp đủ tiêu chuẩn thì tiến hành thu hái, cách hái như sau:
Búp chè đủ tiêu chuẩn hái gồm: Lá cá + 3 - 4 lá thật + 1 tôm.
Tiêu chuẩn búp khi hái: 1 tôm + 2 lá thật, để lại lá cá và 1 - 2 lá thật.
- Thời vụ hái chè:
+ Vụ xuân: Hái vào tháng 3 - 4 hái chừa 1 - 2 lá thật + lá cá.
+ Vụ hè thu: Hái từ tháng 5 - 10 hái chừa 1 lá thật + lá cá.
+ Cuối vụ: Tháng 11, 12 hái tận thu.
2. Bảo quản
- Búp chè tươi khi thu hái về phải được rải mỏng ở nơi thoáng mát sạch sẽ, phải đảo thường xuyên, tuyệt đối không được lèn chặt hoặc đắp thành đống làm cho chè ôi ngốt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Búp chè thu hái về phải được chế biến ngay, không được để lâu quá 6 giờ.
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Là cây thân gỗ phân tán nhỏ; lá màu xanh, mọc so le, mép lá nhẵn; hoa thường mọc đơn, màu trắng, mùi thơm mạnh; quả là loại quả có múi, hình cầu, quả mọng nước, nhiều tép.
II. MỘT SỐ GIỐNG CAM, QUÝT CHÍNH Ở HÀ GIANG
1. Cam sành
Được trồng nhiều ở 3 huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên và Quang Bình. Năng suất quả khá (trung bình 7 - 9 tấn/ha), chín vào dịp Tết Nguyên Đán, khi chín vỏ quả mầu vàng đỏ, vỏ quả sần, có tinh dầu, ăn có hương thơm, ngon, vị chua ngọt.
2. Cam chanh
Là giống có tính thích nghi rộng, chống chịu được sâu, bệnh, chịu được đất xấu, chịu hạn. Quả chín vào tháng 10 - 11, vỏ quả mầu vàng, ăn có hương vị thơm ngọt.
3. Quýt vỏ vàng (quýt vỏ giòn)
Là giống có khả năng thích ứng rộng, năng suất quả khá, (trung bình từ 5 - 6 tấn/ha) quả chín vào tháng 11, khi chín vỏ quả có mầu vàng, vỏ mỏng giòn, rất nhiều túi tinh dầu, thịt quả mọng nước, vách múi mỏng, ít hạt, hương vị thơm ngon, hấp dẫn, ngọt đậm có vị hơi chua.
4. Quýt chum (cam chum)
Là giống có tính thích nghi rộng, năng suất quả khá, quả chín vào tháng 11 - 12, khi chín quả có mầu đỏ, vỏ quả dầy, có núm nhô cao ở cuống quả, vỏ chứa nhiều tinh dầu, quả ăn ngọt đậm, hương vị thơm ngon.
III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Chọn địa điểm và thiết kế vườn trồng
1.1. Chọn đất
Đất đồi rừng mới khai phá, đất bồi tụ, đất bãi ven sông, suối, là đất nhiều mùn và các chất dinh dưỡng, cao ráo, dễ thoát nước, có tầng dầy từ 80 - 100cm, mực nước ngầm sâu dưới 1m, độ dốc của đất từ 3 - 200 (tốt nhất từ 3 - 80), độ pH thích hợp 5,5 - 6,0.
1.2. Thiết kế vườn trồng
Tùy theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng một cách phù hợp.
- Đối với đất bằng hoặc có độ dốc từ 3 - 80 nên bố trí cây theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu).
- Đất có độ dốc từ 5 - 80 có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, từ 9 - 100 nên thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang đơn giản, từ 10 - 200 phải thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố; khoảng cách của hàng cây là khoảng cách của đường đồng mức.
- Đối với vườn có diện tích lớn (từ 2 đến 10ha) thậm chí lớn hơn cần phải phân thành từng lô nhỏ (mỗi lô từ 0,5 đến 1ha) và có đường giao thông rộng để vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt đối với đất dốc cần phải bố trí đường lên, xuống và đường liên đồi. Độ dốc của đường lên đồi không quá 100.
2. Mật độ, khoảng cách
Mật độ trồng phụ thuộc vào hình dạng tán của mỗi giống và khả năng đầu tư thâm canh.
- Đối với đất bằng trồng với mật độ 500 cây/ha, khoảng cách 4 x 5m.
- Đối với đất dốc từ 10 - 200 trồng với mật độ 600 cây/ha, khoảng cách 4 x 4m.
3. Đào hố và bón lót
- Đào theo đường đồng mức, kích thước hố: (70 x 70 x 70) cm. Ở vùng đất có độ dốc từ 10 - 200 đào hố sâu hơn, rộng hơn: (80 x 80 x 80) cm.
- Bón lót: Toàn bộ lớp đất đào lên được trộn đều với 50kg phân chuồng hoai mục + 1 kg vôi bột + 1,0 - 1,5kg phân lân supe + 1 - 2 kg phân hữu cơ và tiến hành lấp hố trước khi trồng 15 - 30 ngày.
4. Thời vụ trồng
- Vụ Xuân trồng vào tháng 2 - 3.
- Vụ Thu trồng vào tháng 8 - 10.
5. Tiêu chuẩn cây giống
- Cây giống là cây được nhân giống bằng phương pháp ghép.
Yêu cầu: Cây mẹ khai thác lấy mắt để ghép phải đạt từ 4 tuổi trở lên.
- Chiều cao từ gốc đến vị trí ghép là 20 - 25cm, chiều cao từ vị trí ghép đến đỉnh sinh trưởng từ 40 - 60cm, vết ghép liền, bộ lá hoàn chỉnh. Đường kính cây 0,8 - 1,0cm được đựng trong túi bầu bằng Polyetylen có kích thước (12 x 25) cm, bầu đất không vỡ vụn, khô cứng hoặc nhão bùn.
- Cây giống khỏe mạnh, không bị các loại sâu bệnh nguy hiểm gây hại.
6 . Trồng cây
- Cuốc một hố nhỏ (giữa hố trồng) bằng với kích thước của bầu cây, đặt cây theo chiều thẳng đứng, mặt bầu cao hơn mặt đất trồng 3 - 5cm, lấp kín đất, vun gốc thành ụ cao hơn mặt đất 10 - 15cm.
- Cắm cọc giữ cây khỏi bị gió lay, tưới đậm nước, dùng rơm, cỏ mục ủ gốc giữ ẩm.
7. Chăm sóc
7.1. Làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ dại.
7.2. Trồng xen
Khi cây còn nhỏ, trồng xen cây họ đậu để tránh cỏ dại, cải tạo đất, khi cây trưởng thành có thể trồng xen những cây ưa ánh sáng tán xạ như: Gừng, địa liền, rau ngót...Trồng xen ổi để xua đuổi rầy chổng cánh;
Lưu ý: Chăm sóc cây trồng xen, không để cây trồng xen cạnh tranh ánh sáng, nước, dinh dưỡng với cây trồng chính.
7.3. Cắt, tỉa
- Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản: Khi cây cao khoảng 80 - 100cm, bấm khoảng 30 - 40cm từ ngọn xuống. Để 3 mầm chính mọc dài khoảng 80 - 100cm, sau đó vít cong thành hình bán nguyệt đều ra các hướng khác nhau, bấm 10 - 20cm đầu cành. Khi các mầm bất định mọc dài ra trên phần uốn cong của các cành trên, lại vít cong xuống phân bố đều theo các hướng, tạo ra bộ tán cây có nhiều cành lá, không vươn lên quá cao.
- Trong thời kỳ kinh doanh :
+ Cắt tỉa cành: Sau mỗi vụ thu hoạch phải cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành tăm hương, tùy theo bộ tán rậm rạp hay quá thưa để cắt bỏ hoặc vít các cành vượt để tạo cho cây có bộ tán hợp lý.
+ Đối với hoa: Loại bỏ những chùm hoa không có lá hoặc nhiều hoa ít lá, để tập trung dinh dưỡng cho những cành quả sau (cành có lá + 1 - 3 hoa hoặc 1 lá + 1 hoa).
+ Đối với quả: Cần loại bỏ những quả bé, dị dạng, quả có mầu sắc kém... để tập trung dinh dưỡng cho những quả đẹp phát triển tốt.
7 .4. Tưới nước
- Trong thời kỳ cây ra hoa và sinh trưởng của quả, thường xuyên tưới giữ ẩm cho đất, không được để đất trên mặt vườn khô trắng và không để nước đọng trong vườn sau các trận mưa.
- Trong thời kỳ quả chuyển giai đoạn từ quả xanh sang chín và sau thu hoạch, hạn chế tưới nhưng không được để cây héo.
7.3. Bón phân
* Lượng phân bón cho mỗi cây tính theo tuổi:
Tuổi cây (năm) | Phân chuồng hoai mục (kg) | Đạm urê (kg)
| Lân supe (kg) | Vôi bột (kg) | Kali clorua (kg) |
1 - 3 | 25 - 30 | 0,3 - 0,6 | 1,0 - 1,5 | 0,5 | 0,3 - 0,5 |
50 - 70 | 0,8 - 1,0 | 1,5 - 2,0 | 0,5 | 0,5 - 1,0 | |
7- 10 | 70 - 100 | 1,0 - 1,5 | 2,0 - 3,0 | 0,5 | 1,0 - 1,5 |
> 10 | > 100 | 1,5 - 1,8 | 3,0 - 3,5 | 0,5 | 1,5 - 1,8 |
* Thời kỳ bón phân:
- Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (từ 1 - 3 năm tuổi) bón 4 lần/năm:
+ Lần 1: Bón vào tháng 2 để thúc đẩy và nuôi dưỡng lộc xuân với lượng bón: 100% phân chuồng hoai + 100% vôi bột + 50% phân lân supe + 25% phân đạm urê + 25% phân kali clorua
Lưu ý: Phân chuồng được trộn ủ cùng với vôi bột trước khi bón 1 - 3 tháng.
+ Lần 2: Bón vào tháng 5 để thúc đẩy và nuôi dưỡng lộc hè với lượng bón: 25% phân lân supe + 25% phân đạm urê + 25% phân kali clorua
+ Lần 3: Bón vào tháng 8 để thúc đẩy và nuôi dưỡng lộc thu với lượng bón: 25% phân đạm urê + 25% phân kali clorua.
+ Lần 4: Bón vào tháng 10 để duy trì sinh trưởng trong mùa đông, chống rét với lượng bón: 25% phân lân supe + 25% phân đạm urê + 25% phân kali clorua.
- Cây trong thời kỳ kinh doanh (từ 4 năm tuổi trở lên) bón 3 đợt/năm:
+ Đợt 1: Bón ngay sau khi thu hoạch quả từ tháng 12 - 1 năm sau với lượng bón: 100% phân chuồng hoai + 50% phân đạm urê + 50% phân lân supe + 30% phân kali clorua.
+ Đợt 2: Bón vào tháng 4, bón thúc quả với lượng bón: 40% phân đạm urê + 50% phân lân supe + 30% phân kali clorua.
+ Đợt 3: Bón vào tháng 8 - 9 với lượng bón: 10% phân đạm urê + 40% phân kali clorua.
- Cách bón: Đào rãnh theo hình chiếu của tán xung quanh gốc cây với độ sâu 15 - 20cm, rộng 20 - 30cm rải đều phân rồi lấp kín bằng đất + tủ rơm, rạ để giữ ẩm. Hoặc với các loại phân hóa học hòa tan với nước sạch rồi tưới đều xung quan tán cây, sau đó tưới nước giữ ẩm thường xuyên hay sau các trận mưa, rắc đều phân lên trên mặt đất rồi tưới nhẹ cho phân tan ra. Nếu có hệ thống tưới phun mưa, tưới khoảng 20 phút, sau đó rắc phân rồi lại tưới khoảng 20 phút nữa.
IV.SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY CAM, QUÝT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
1. Sâu hại
1.1. Sâu vẽ bùa
- Triệu chứng gây hại: Sâu non gây hại làm cho trên bề mặt của lá tạo thành các đường hầm ngoằn ngoèo. Lá non bị hại kém phát triển, cong queo nên khả năng quang hợp kém.
- Các biện pháp phòng trừ: Chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Bảo vệ thiên địch tự nhiên như: Ong, kiến vàng. Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như: Sherpa 25 EC, Decis 50EC; Polytrin 50EC hoặc các loại thuốc có các hoạt chất tương tự phun (Sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác).
* Chú ý: Cần phòng trừ sớm để hạn chế sự gây hại của sâu, khi cây ra lộc non cần phun 2 lần: lần 1 khi có khoảng 10% cây trên vườn nhú lộc, lần 2 cách lần 1 khoảng 7 ngày.
1.2. Rầy chổng cánh
- Triệu chứng gây hại: Rầy hại làm cho lá non quăn lại, đọt non ngừng sinh trưởng, hại nặng làm cho lộc bị khô, rụng lá gây hiện tượng khô cành, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
- Các biện pháp phòng trừ: Tỉa tạo tán thông thoáng, chăm sóc cho cây ra lộc tập chung. Trồng cây chắn gió xung quanh vườn để hạn chế rầy từ nơi khác bay đến. Trồng xen ổi trong vườn cam quýt. Bảo vệ thiên địch tự nhiên như: Ong ký sinh, kiến vàng,... Khi cần thiết dùng thuốc hoá học như: Trebon 10 EC, Sherpa 25 EC, Bascide 50EC; Butyl 10WP, Midan 10WP. Sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác.
8.1.3. Câu cấu hại cây non
- Triệu chứng gây hại: Gây hại ăn khuyết xung quanh mép lá, những lá bị hại nặng có thể lõm sâu đến gân chính. Gây hại chủ yếu lá non đến lá bánh tẻ.
- Các biện pháp phòng trừ: Dùng vợt hoặc tay bắt bọ trưởng thành để giết chết. Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như: Polytrin C 440EC/ND; Polytrin P 440EC/ND; Visher 25ND; Sherpa 10EC/25EC ( Sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác)
1.4. Nhóm nhện hại cam quýt
- Triệu chứng gây hại:
+ Nhện đỏ: Nhện chích hút dịch lá, tạo nên các vết châm nhỏ li ti màu trắng vàng. Khi mật độ cao chúng có mặt cả trên quả, cành bánh tẻ. Bị hại nặng cả lá và quả có màu trắng hơi vàng, lá bị rụng, trên mặt lá, quả bị hại có tơ mỏng.
+ Nhện rám vàng: Gây hại làm lá méo mó, mép lá bị cong xuống và thường biểu hiện màu đồng thiếc ở mặt dưới lá. Thân non sinh trưởng còi cọc.
+ Nhện trắng: Nhện hại làm cho vỏ quả biến màu, chuyển sang màu xỉn, màu "xi măng" hoặc màu nâu đen, thường được gọi là "rám/nám quả". Quả bị hại từ lúc nhỏ sẽ không lớn được, có khi bị khô đét và rụng.
- Các biện pháp phòng trừ nhóm nhện: Chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như: Comite 73EC, Pegasus 500 SC, Dandy 15EC, Regent 800WG.... phun kép hai lần khi mật độ nhện đạt 2 - 3 con/lá, quả.
* Chú ý: Nếu vườn bị hại nặng thì khi cây ra lộc non phun thuốc 3 lần: Lần 1 khi vừa nhú đọt, lần 2 khi đọt ra rộ và lần 3 khi lá bánh tẻ. Khi cây cho quả cũng phun thuốc 3 lần: Lần 1 lúc nụ hoa ra rộ, lần 2 sau khi quả rộ khoảng 1 tuần và lần 3 cách lần 2 khoảng 10 ngày.
1.5. Nhóm rệp muội
- Triệu chứng gây hại:
+ Rệp muội bông: Rệp hại làm cho chồi non, lá non bị xoắn vặn không phát triển được, nụ hoa, hoa và quả non có thể bị rụng.
+ Rệp muội xanh: Rệp chích hút làm cho lá non, ngọn chồi biến dạng cong queo, sinh trưởng chậm, cây còi cọc.
+ Rệp muội màu nâu đen: Rệp chích hút làm cho lá non, ngọn chồi biến dạng cong queo, sinh trưởng chậm, cây còi cọc.
- Các biện pháp phòng trừ rệp muội: Chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Bảo vệ thiên địch tự nhiên như: Ong ký sinh, bọ rùa ... Thu ngắt các lộc non bị hại nặng. Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như: Sherpa 25EC, Trebon 10EC….
1.6. Nhóm các loại rệp sáp
- Triệu chứng gây hại: Chúng gây hại làm cây sinh trưởng kém. Cành non bị rệp sáp hại không ra lộc được. Mật độ rệp cao gây rụng lá, hoa, quả.
- Các biện pháp phòng trừ: Chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Bảo vệ lợi dụng thiên địch tự nhiên như: Ong ký sinh, bọ rùa,... Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như: Confidor 100SL,...
1.7. Ruồi đục quả
- Triệu chứng gây hại: Sâu non nở ra phá hoại phần thịt quả, làm quả bị thối, ủng và rụng.
- Các biện pháp phòng trừ: Thu dọn hết quả rụng trên vườn, chôn sâu xuống dưới đất. Dùng bả: Lấy quả rụng cắt 4 lát xung quanh rồi tẩm thuốc làm bả treo trên cành cây để diệt trưởng thành, đặt 2 - 4 quả trên cây.
1.8. Bọ xít xanh
- Triệu chứng gây hại: Bọ xít chích làm cho chỗ vết chích có một chấm nhỏ và một quầng màu nâu. Quả bị hại sẽ vàng, trai và rụng sớm.
- Các biện pháp phòng trừ: Chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Bảo vệ thiên địch tự nhiên như: Kiến vàng, ong ký sinh....Dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như: Bascide 50EC; Hoppercin 50EC; Cyper 25EC; Dầu khoáng SK Enspray 99EC; Vibasa 50EC… để phun xịt.
* Chú ý: Sau khi phun khoảng một tuần nếu thấy vẫn còn bọ xít thì phun thêm một, hai lần nữa.
2. B ệnh hại
2.1. Bệnh Greening (B ệnh vàng lá gân xanh )
- Triệu chứng gây hại:
+ Lá: Phiến lá hẹp và nhọn như hình tai thỏ, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, lá vàng nhưng gân vẫn còn xanh.
+ Hoa: Cây ra hoa nhiều đợt.
+ Quả: Quả nhỏ hơn bình thường, méo mó, vỏ dày, trên vỏ quả chín vẫn còn phần xanh, khi bổ dọc quả ra thì tâm quả bị lệch hẳn sang một bên, quả chín ngược, hạt lép có màu nâu.
+ Rễ: Rễ cây bị thối, lượng rễ ít.
- Các biện pháp phòng trừ: Sử dụng giống sạch bệnh. Tiêu huỷ tàn dư cây bệnh. Chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Phòng trừ triệt để rầy chổng cánh.
2.2. Bệnh loét
- Triệu chứng gây hại:
+ Trên lá non: Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, thường thấy ở mặt dưới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt. Xung quanh vết bệnh có quầng tròn màu vàng hoặc xanh tối. Khi vết già rắn lại nổi gờ giống như ghẻ, loét, sần sùi, mặt dưới lá sù sì, mặt trên lá nứt nẻ màu xám tro.
+ Trên cành và thân cây non: Cũng như trên lá nhưng bị sùi lên, ở giữa không bị lõm xuống, xung quanh không có quầng vàng. Vết bệnh lớn nối liền với nhau bao quanh thân non và cành làm phía trên bị khô héo, dễ gãy đặc biệt là bệnh nhiễm theo các vết đục của sâu vẽ bùa.
+ Trên quả: Vết bệnh ở quả cũng như ở lá. Vết bệnh không ăn sâu vào ruột nhưng làm quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng.
- Các biện pháp phòng trừ: Thu dọn sạch tàn dư, bộ phận bị bệnh trong vườn đem đi tiêu hủy. Quét vôi vào gốc vào cuối mùa nắng, xới gốc và bón vôi sẽ giúp hạn chế mầm bệnh phát triển. Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như: Kasuran 50WP, Boocđo 1%, Kasumin 2L, Starner 20WP….
* Chú ý: Phun thuốc vào các đợt ra lộc.
2.3. Bệnh ghẻ
- Triệu chứng gây hại:
+ Trên lá non: Vết bệnh ban đầu chỉ là vết chấm nhỏ mầu vàng, sau đó lớn dần và có mầu nâu hồng, mặt trên vết bệnh nổi gờ lên, trong khi đó mặt dưới của lá vết bệnh bị lõm vào. Bị bệnh nặng các vết bệnh liên kết với nhau thành từng đám và lá bị biến dạng.
+ Trên thân, cành: Vết bệnh thường lớn hơn, chúng thường liên kết với nhau thành đám làm cho cành thường bị chết khô. Phần thân dưới vết bệnh thường nảy nhiều chồi.
+ Trên quả: Vết bệnh ban đầu nhỏ như những u nhọn trên quả non. Vết bệnh thường có mầu nâu nhạt, các vết bệnh này liên kết với nhau làm cho quả sần sùi, vỏ quả dầy lên và dễ rụng.
- Các biện pháp phòng trừ: Chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như: Boocđo 1%, Benlat 50WP, Anvil 5SC .
8.2.4. Bệnh tàn lụi
- Triệu chứng gây hại: Toàn bộ lá cây chuyển sang mầu vàng, mặt dưới gân chính có thể nứt nẻ. Cây cằn cỗi, ít lá, lá đều nhỏ, nụ và hoa có thể bị rụng rất nhiều. Quả nhỏ, dị hình, khô nước. Bóc phần vỏ ở chỗ tiếp giáp gốc ghép hoặc trên thân nơi có vết bệnh thấy các vết lõm hình thoi hoặc có các gai nhỏ. Cây sớm bị tàn lụi.
- Các biện pháp phòng trừ: Sử dụng giống sạch bệnh. Phòng trừ triệt để môi giới truyền bệnh (các loài rệp).
Ngoài những sâu, bệnh trên còn một số sâu bệnh khác hại cam như: Xén tóc, sâu nhớt, sâu xanh bướm phượng, bọ trĩ màu vàng, bọ phấn gai đen, ngài hút quả. Bệnh chảy gôm - thối rễ, bệnh đốm dầu, bệnh phấn trắng, bệnh thán thư, bệnh đốm tảo, bệnh lớp muội đen, bệnh thối mốc xanh quả....
* Chú ý: Cách sử dụng thuốc BVTV theo đúng hướng dẫn ghi nhãn mác và đảm bảo thời gian cách ly.
I. CHỌN GIỐNG TRÂU, BÒ
1. Trâu, bò đực
- Về ngoại hình: Thể hiện đầy đủ đặc trưng của giống (được chọn lọc qua đời bố, mẹ), toàn thân phát triển cân đối. Đầu và cổ to, rắn chắc. Ngực sâu và nở nang, vai to, hệ cơ phát triển, da bóng, lông mượt, lưng dài, hông rộng, bụng thon gọn, không xệ, bốn chân to khỏe (khi đi không chạm kheo), móng tròn khít. Cơ quan sinh dục phát triển tốt, cân đối.
- Trọng lượng: Đạt từ 300 - 350kg lúc 2,5 - 3 tuổi.
- Tuổi làm giống: Từ 3 đến 8 tuổi.
2. Trâu, bò cái
- Về ngoại hình: Thể hiện đầy đủ đặc trưng của giống (được chọn lọc qua đời bố, mẹ), nhìn khái quát là những con có sức khỏe tốt, thân mình cân đối không khuyết tật. Đầu và cổ nhỏ, thanh, ngực rộng sâu và nở nang, lưng dài, bụng to và tròn, da bóng, lông mượt mọc đều, có hàm răng đều đặn và trắng bóng. Hông rộng, ít dốc, bầu vú phát triển đều, cân đối 4 núm vú phân bố đều đặn, âm hộ bóng mẩy. Bốn chân vững chắc, đi không chạm kheo, móng tròn khít.
- Trọng lượng đạt trên 250kg lúc 2 - 3 năm tuổi.
- Tuổi làm giống: 3 đến 9 tuổi.
3. Trâu, bò cày kéo
- Trâu cày kéo tốt phải có tầm vóc to lớn vạm vỡ, kết cấu chặt chẽ. Đầu to vừa phải, mặt gân guốc, cổ mập và ngắn, tai to, hàm răng trắng đều, u vai phát triển mạnh, bụng thon, tròn, ngực sâu, rộng, lưng và hông thẳng, bốn chân chắc, khỏe, móng gọn, khít.
- Trọng lượng đạt 250 - 300kg lúc 3 tuổi.
II. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ SINH SẢN
1. Đối với trâu bò cái
1.1. Chọn thời điểm phối giống thích hợp
- Chu kỳ động dục của bò là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài từ 12 - 36 giờ. Cho phối giống thích hợp nhất là sau lúc bò động dục 12 - 24 giờ sẽ cho tỷ lệ thụ thai cao nhất. Biểu hiện động dục của bò là: Lúc đầu bò ít gặm cỏ hoặc bỏ ăn, hay nhảy lên con khác, phần âm hộ hơi sưng, âm đạo màu hồng nhạt, dịch nhờn chảy ra trong suốt, lỏng và ít, sau đó, âm hộ con vật sưng to làm mất hết nếp nhăn, niêm mạc âm đạo và tử cung đỏ hồng, miệng và cổ tử cung hé mở, dịch nhờn chảy ra nhiều hơn, có thể kéo dài thành sợi. Khi đó, con vật hưng phấn cao độ, cho phối giống lúc này sẽ đạt tỷ lệ thụ thai cao, nếu chưa thụ thai thì sau 21 ngày bò sẽ động dục trở lại.
- Chu kỳ động dục của trâu là 25 ngày, thời gian động dục kéo dài 2 - 4 ngày, biểu hiện động dục ở trâu không rõ như bò nên khó phát hiện. Vì vậy, nên chăn thả chung trâu đực với đàn trâu cái sinh sản để phát hiện trâu động dục, phối giống kịp thời và hiệu quả cao.
* Chú ý: Để tránh cho trâu, bò giao phối đồng huyết (tức là giao phối giữa con đực và con cái có cùng chung huyết thống) ở miền núi nên trao đổi trâu bò đực giống giữa các thôn bản với nhau.
1.2. Nuôi dưỡng, chăm sóc trâu, bò cái có chửa
1.2.1. Nuôi dưỡng
Trong thời kỳ trâu, bò cái chửa yêu cầu nhiều cỏ xanh, tươi để có thêm vitamin cho con mẹ nuôi thai, đủ chất đạm để thai phát triển đầy đủ, khoẻ mạnh, đủ muối khoáng để hình thành xương cho bê nghé trong bào thai.
Cụ thể là :
+ Thời gian mang thai của trâu từ 330 - 350 ngày, ở bò từ 280 - 285 ngày.
+ Thời gian chửa đầu (6 tháng ở bò, 9 tháng ở trâu): Giai đoạn này bào thai phát triển chậm, hàng ngày đảm bảo chăn thả trâu, bò ở bãi cỏ tốt 7 - 8 giờ để trâu, bò gặm được khoảng 30 - 50kg cỏ tươi, tối về cho ăn thêm từ 10 - 15g muối ăn (tương đương 1 - 2 thìa canh), 1 thìa bột xương trộn lẫn vào cỏ cho ăn. Những nơi có điều kiện thì bổ sung khoáng vào khẩu phần bằng các tảng đá liếm.
+ Thời gian chửa ba tháng cuối: Thời gian này bào thai phát triển nhanh, vì vậy đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Hàng ngày, ngoài 7 - 8 giờ chăn thả trên bãi cỏ tốt, đêm về cho trâu, bò ăn thêm 0,5 - 1kg cám hoặc 3 - 4kg sắn tươi, khoai lang trộn với 2 thìa muối, 3 thìa bột xương. Một tháng trước khi đẻ, ngoài số thức ăn trên nên cho ăn thân cây ngô non hoặc cỏ tươi 5 - 7kg, nhưng cho ăn làm nhiều lần để tránh chèn ép bào thai khi ăn no.
1.2.2. Chăm sóc
- Thời kỳ chửa đầu: Cho trâu, bò làm việc bình thường không quá sức, không làm việc nơi lầy thụt, không làm việc nơi có độ dốc lớn.
- Thời kỳ chửa 3 tháng cuối: Cần chăn thả trâu, bò ở bãi bằng phẳng, có nhiều cỏ tốt, không dồn đuổi trâu, bò chạy nhanh, hạn chế cày bừa.
- Trước khi đẻ 1 tháng: Cho trâu, bò nghỉ hẳn cày kéo, chăn thả ở bãi gần chuồng, có chuồng nuôi riêng để tránh va chạm với những con khác, nếu nền chuồng bằng xi măng thì phải có nhiều rãnh nhỏ để trâu, bò khỏi bị trượt ngã.
1.3. Chăm sóc trâu, bò cái đẻ
- Trước khi đẻ: Nên dùng nước sạch pha muối rửa vùng âm hộ và mông cho trâu bò cái, cho ăn cháo, uống nước muối để trâu, bò mẹ có thêm sức rặn khi co bóp cho thai ra.
- Trong khi đẻ: Cần giữ yên tĩnh, người không được đi lại lộn xộn, làm ảnh hưởng sức rặn của trâu, bò mẹ. Nhưng cần phải có người trực đẻ, để kịp thời can thiệp khi trâu, bò đẻ khó hoặc sót nhau.
- Sau khi đẻ xong: Cần lấy nước muối hoặc thuốc tím rửa âm đạo và xung quanh mông cho trâu, bò mẹ. Sau đó cho trâu, bò mẹ ăn cháo loãng có pha thêm muối rồi cho bê nghé tập bú sữa đầu.
- Nếu trâu, bò mẹ ít sữa thì cho ăn cháo nấu với lá sung, lá ngõa, cho trâu, bò ăn thêm nhiều cỏ tươi non, nhất là cỏ trồng hoặc thân cây ngô (chưa lấy bắp). Thời gian đầu khi trâu, bò mới đẻ nên chăn ở gần chuồng và cho nghỉ việc 25 - 30 ngày sau đó cho làm việc nhẹ.
- Bê, nghé mới đẻ phải lau rớt dãi trong mồm, mũi bê, nghé, lau sạch toàn thân bằng vải khô, sạch, bóc móng, cắt rốn và sát trùng bằng cồn Iốt 5%, vỗ mông cho bê nghé đứng dậy. Nếu bê nghé bị ngạt phải hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo, dùng cọng rơm hoặc lông gà ngoáy nhẹ vào lỗ mũi để kích thích, dốc ngược bê, nghé xuống và dội xô nước lên vùng ngực và đầu, trong tuần đầu mỗi ngày kiểm tra rốn 1 lần. Cân khối lượng bê, nghé sơ sinh.
+ Sau khi đẻ dược 1 tiếng cho bê, nghé bú sữa mẹ ngay, cho bú sữa đầu càng nhiều càng tốt, cho bê, nghé ở trong chuồng cùng mẹ trong 1 tuần đầu.
+ Từ ngày thứ 8 trở đi thả cho bê, nghé vận động quanh chuồng và từ 1 tháng tuổi trở đi cho bê, nghé ăn bổ sung thức ăn tổng hợp và cho đi chăn thả cùng với trâu, bò mẹ nhưng ở gần chuồng nuôi và nơi có địa hình bằng phẳng.
+ Từ 3 - 6 tháng tuổi chăn thả là chính, mỗi ngày cho ăn thêm 5 - 10kg cỏ tươi, ngọn mía, cây ngô non. Về mùa khô nếu thiếu cỏ có thể cho ăn thêm 2 - 3kg cỏ khô mỗi ngày.
+ Nếu mùa đông trời rét thì buổi tối phải đốt đống giấm để chống rét cho trâu, bò mẹ và bê, nghé. Những ngày thời tiết xuống dưới 120C thì không được chăn thả.
- Sau khi đẻ 30 - 60 ngày trâu, bò thường động đực trở lại, cho phối giống đúng lúc trâu, bò sẽ có chửa.
2. Đối với trâu, bò đực
- Cần bố trí đủ đực giống tốt để phối giống cho trâu, bò cái. Những nơi có đàn trâu, bò cái từ 10 - 20 con cần bố trí một trâu, bò đực giống.
- Nếu có điều kiện chăn nuôi tập trung (có đồng bãi chăn thả) nên bố trí chăn thả tập trung giữa trâu, bò đực và trâu, bò cái để có điều kiện tiếp xúc, phát hiện động dục và phối giống.
2.1. Chăm sóc, nuôi dưỡng
- Trong thời gian không phối giống, có thể để trâu, bò đực làm việc bình thường. Mỗi ngày cho ăn 35 - 50kg thức ăn thô xanh, bổ sung 0,5 - 1kg thức ăn tinh và 35 - 40g muối.
- Trong thời gian giao phối không để trâu, bò đực làm việc. Ngoài lượng thức ăn thô xanh, thức ăn tinh và muối như trên, bổ sung 0,5kg thóc mầm. Mỗi ngày phối giống cho ăn thêm 1 - 2 quả trứng gia cầm.
2.2. Chế độ phối giống và thời gian sử dụng
- Trâu, bò đực non (khoảng 3 năm tuổi) mỗi tuần cho phối giống 1 - 2 lần; trâu, bò đực trưởng thành mỗi tuần cho phối giống 3 - 4 lần.
- Không sử dụng trâu, bò đực giống quá 9 năm tuổi.
III. KỸ THUẬT NUÔI TRÂU BÒ CÀY KÉO
1. Nuôi dưỡng
Khẩu phần ăn cho trâu bò cày kéo phụ thuộc vào mức độ làm việc và trọng lượng cơ thể trong ngày làm việc nặng bổ sung thêm thức ăn tinh. Thức ăn phải sạch, không được mốc thối.
- Nếu nuôi dưỡng theo phương thức chăn thả: Đảm bảo mỗi ngày được 7 - 8 giờ chăn thả trên bãi cỏ tốt, cho trâu bò ăn được từ 35 - 50kg cỏ. Buổi tối cho ăn thêm tại chuồng 4 - 5 kg cỏ khô hoặc thức ăn ủ xanh và 1 - 2kg thức ăn tinh.
+ Cách cho trâu, bò ăn thức ăn ủ xanh: Vào ngày đầu tiên nên cho ăn lượng nhỏ để cho trâu, bò ăn quen dần, sau đó tăng dần và đến ngày thứ 3 hay ngày thư 4 thì cho ăn lượng tối đa cần thiết. Lượng thức ăn ủ xanh cho trâu, bò ăn một ngày đêm là: Trâu, bò: 7 - 12kg; bê, nghé: 4 - 7kg. Ngoài ra cho ăn thêm cỏ xanh và rơm.
* Lưu ý: Trâu, bò có chửa ở thời kỳ cuối, trâu, bò nuôi con, bê, nghé quá nhỏ, đang bị ỉa chảy không cho ăn thức ăn ủ xanh.
- Nếu nuôi nhốt tại chuồng: Phải đảm bảo mỗi ngày cho trâu, bò đủ 35 - 50kg cỏ tươi hoặc 10kg rơm khô và 2kg thức ăn tinh mới đáp ứng được nhu cầu ăn của trâu bò.
2. Chăm sóc
- Mùa hè nên làm việc sớm, nghỉ sớm để tránh nắng nóng. Tùy theo khối lượng công việc ở trâu, bò được chia làm 2 mức độ làm việc. Mức độ làm việc nặng làm 8 giờ/ngày, mức độ làm việc vừa phải làm 4 giờ/ngày. Trong quá trình làm việc cho nghỉ giải lao giữa giờ 2 lần, mỗi lần 15 - 20 phút. Chỉ nên cho cày 2,5 - 3 sào đối với trâu và 2 - 2,5 sào đối với bò. Cần đảm bảo đủ nước, đủ thức ăn cho trâu, bò để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
- Mùa đông gió rét khi làm việc phải phủ bao tải lên lưng để giữ ấm cho trâu, bò.
- Những trâu, bò cái có chửa chỉ nên cày kéo nhẹ ở những nơi bằng phẳng (từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 8 ở trâu, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 ở bò).
IV. KỸ THUẬT VỖ BÉO TRÂU, BÒ THỊT
1. Tuổi vỗ béo
- Trâu, bò non: Nên vỗ béo trâu, bò non vào lúc 24 - 26 tháng tuổi sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.
- Trâu bò già: Thường gầy yếu, tỷ lệ thịt thấp, chất lượng thịt không cao, cần vỗ béo để nâng cao tỷ lệ, phẩm chất thịt. Sau thời gian vỗ béo khối lượng có thể tăng từ 20 - 30% so với trước.
2. Thức ăn: Gồm các loại thức ăn xanh, thức ăn tổng hợp và củ quả nhưng thức ăn tổng hợp là chính. Khi vỗ béo cần cung cấp cho trâu, bò từ 1 - 2kg/con/ngày trong vòng 3 tháng, cho uống đầy đủ nước sạch, không hạn chế.
3. Kỹ thuật vỗ béo
- Vỗ béo nuôi nhốt tại chuồng: Áp dụng ở những nơi không có điều kiện chăn thả. Cho ăn ngay tại chuồng, đủ lượng thức ăn, nước uống và đảm bảo công tác thú y, vệ sinh chuồng trại.
- Vỗ béo bán chăn thả: Mỗi ngày thả khoảng 4 - 5 giờ, thời gian còn lại cho ăn tại chuồng, bổ sung lượng thức ăn tinh đầy đủ. Thời điểm vỗ béo hợp lý nhất là vào mùa thu.
- Thời gian vỗ béo: 3 tháng.
+ Tháng thứ nhất: Chuẩn bị chuồng, tẩy sạch giun sán, cho ăn đủ thức ăn xanh, cho ăn thêm mỗi ngày khoảng 0,3 - 0,5kg thức ăn tinh; vỗ béo bằng bỗng rượu cho ăn khoảng từ 1 - 1,5kg.
+ Tháng thứ hai: Cho ăn thức ăn thô xanh, thức ăn tinh, bỗng rượu tăng gấp đôi tháng trước, uống nước đầy đủ.
+ Tháng thứ 3: Cho ăn các loại thức ăn thô xanh và thức ăn tinh, bỗng rượu, giảm chăn thả để trâu, bò tăng khả năng tích lũy thịt.
* Chú ý: Sau 3 tháng vỗ béo nên bán ngay, nếu kéo dài thì hiệu quả kinh tế sẽ không cao.
V. KIỂM TRA SỨC KHỎE VÀ TIÊM PHÒNG CHO TRÂU, BÒ
- Hàng ngày theo dõi, nếu phát hiện trâu, bò ốm phải cách ly để chữa trị kịp thời.
- Định kỳ tiêm phòng vắc xin:
+ Vắc xin nhiệt thán: 1 lần/năm (tiêm tháng 4 hoặc tháng 10)
+ Vắc xin tụ huyết trùng, lở mồm long móng trâu, bò: 2 lần/năm (tiêm tháng 3 - 4, tháng 9 - 10).
- Tẩy ký sinh trùng cho trâu, bò (theo hướng dẫn của cán bộ thú y).
VI. CHUỒNG NUÔI TRÂU, BÒ
1. Nguyên tắc chung: Chuồng phải cao ráo dễ thoát nước, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông (hướng Nam hoặc Đông Nam). Diện tích nền chuồng là 4,5m2, dài 2,5m, rộng 1,5 - 2m, nếu nuôi nhiều trâu bò trong một chuồng thì bình quân 2m2/con (gồm cả máng ăn, máng uống).
2. Yêu cầu kỹ thuật
- Mái chuồng: Cao, rộng, có độ dốc 60 - 70%.
- Tường: Cần có đủ độ dày để tránh mưa bão, rét, lạnh; tường cao 1 - 1,2m. Mùa đông sử dụng phên nứa che chắn gió.
- Cửa ra vào: Phải rộng hơn thân trâu, bò để tránh cọ sát vào cửa.
- Nền: Cao hơn mặt đất bên ngoài, có độ dốc 3% hướng về rãnh thoát nước, làm bằng đất nện cứng, láng nền xi măng hoặc làm bằng gỗ.
- Máng ăn: Chiều dài 80cm, chiều rộng 50cm, chiều sâu 40cm, thành bên trong 35 - 40cm (có thể sử dụng ván để ghép, hoặc xây).
- Rãnh thoát nước tiểu: Làm theo chiều dài chuồng, chiều rộng 25cm, sâu 10cm.
Tiêu chuẩn diện tích chuồng nuôi trâu, bò
TT | Nhóm trâu, bò | Chiều dài (m) | Chiều rộng (m) | Diện tích ở (m2) | Diện tích xây dựng (m2) |
1 | Trâu, bò đực giống | 2 | 1,8 | 3,6 | 6 |
2 | Trâu cái giống | 1,8 | 1,2 | 2,2 | 3 |
3 | Bê nghé sơ sinh - 6 tháng tuổi | 1,0 | 0,9 | 0,9 | 1,5 |
4 | Trâu, bò đẻ | 2,0 | 1,5 | 3,0 | 5 |
5 | Bê, nghé đực cái 7 - 18 tháng tuổi | 1,2 | 1,0 | 1,2 | 2 |
6 | Trâu, bò đực trên 18 tháng tuổi | 1,5 | 1,0 | 1,5 | 2,4 |
7 | Trâu, bò vỗ béo | 1,6 | 1,1 | 1,76 | 2,4 |
VII. VỆ SINH CHUỒNG TRẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP Ủ PHÂN
1. Dụng cụ để vệ sinh chuồng trại: Chổi, cuốc, xẻng, thùng, xô, chậu, bình phun.
2. Vệ sinh chuồng trại
2.1 Vệ sinh cơ giới : Hàng ngày, tiến hành thu dọn phân, chất thải, máng ăn, máng uống và dụng cụ chăn nuôi phải cọ rửa đảm bảo chuồng nuôi luôn sạch sẽ.
2.2 Vệ sinh bằng hóa chấ t: Chuồng trại phải được tiêu độc bằng hóa chất định kỳ 1 lần/tháng sau khi đã thực hiện vệ sinh cơ giới (khi không có dịch bệnh xảy ra), nếu có dịch, bệnh thì căn cứ vào tình hình thực tế mà triển khai rút ngắn thời gian có thể 2 - 3 lần/tháng. Đồng thời với việc phun hóa chất phải tiến hành tẩy nền chuồng bằng nước vôi đặc 20% (2kg vôi sống với 10 lít nước) quét lên nền chuồng, rắc vôi bột ở chuồng nuôi trâu, bò.
3. Nơi ủ phân: Nơi ủ phân phải cách chuồng nuôi ít nhất là 5 mét và cách giếng nước là 100 mét. Có nền không thấm nước, cao ráo, tránh ứ đọng nước mưa. Đống phân ủ phải có mái che mưa. Cạnh nơi ủ phân cần có hố để chứa nước từ đống phân chảy ra. Dùng nước phân ở hố này tưới lại đống phân để giữ độ ẩm cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động.
4. Các phương pháp ủ
4.1. Ủ nóng
Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 - 70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 - 2% supe lân. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân. Sau 4 - 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60 0C.
Thời gian ủ từ 30 - 40 ngày phân ủ có thể đem sử dụng.
4.2. Ủ nguội
Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành từng lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân rắc 2% phân lân supe. Sau đó phủ đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 - 3m, chiều dài tùy thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1,5 - 2m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài. Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy và nhiệt độ chỉ ở mức 30 - 350C. Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 - 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.
- Nếu có điều kiện, tốt nhất là xây bể biogas để sản xuất khí phục vụ đun nấu, đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.
VIII. PHÒNG MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA TRÂU, BÒ
1. Bệnh nhiệt thán
- Nguyên nhân: Bệnh nhiệt thán là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chung cho nhiều loài gia súc có bộ guốc chẵn và lây sang người.
- Triệu chứng: Thời kỳ mang bệnh 2 - 5 ngày trâu, bò ủ rũ kém ăn. Sốt cao trên 40 - 420C. Niêm mạc mắt đỏ thẫm, chuyển sang tím bầm có những điểm xanh mồm mũi có thể chảy máu. Bệnh tiến triển 1 - 2 ngày con vật nghẹt thở mà chết. Nếu bệnh kéo dài sẽ xuất hiện những ung nhiệt thán ở đùi, mông, vai, cổ.
- Bệnh tích: Xác chết bụng trướng to, lòi dom, các lỗ tự nhiên (mồm, mũi, hậu môn) rớm máu. Máu đen không đông. Bắp thịt như luộc chín màu đen nâu. Lá lách sưng to (gấp 2 - 3 lần) màu tím đen, nát như bùn.
- Phòng bệnh.
+ Khi chưa có dịch: Kiểm tra chặt chẽ vệ sinh thú y thật tốt. Tiêm phòng định kỳ cho trâu bò bằng vắc xin nhiệt thán theo quy định.
+ Khi có dịch: Phát hiện nhanh chóng, chính xác, cách ly những gia súc ốm. Đình chỉ vận chuyển trâu, bò ra vào ổ dịch. Cấm mổ trâu bò kể cả con ốm và con khỏe. Xác súc vật chết cấm mổ thịt ăn và bán, phải thiêu đốt hoặc xây mả theo quy định.
- Điều trị: Dùng kháng huyết thanh, kháng sinh như: Penicilin, Oxtetracylin, Ampicilin (theo hướng dẫn của cán bộ thú y).
2. Bệnh tụ huyết trùng
- Nguyên nhân: Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò là một bệnh truyền nhiễm lẻ tẻ có tính chất địa phương bệnh do 1 loại cầu trực khuẩn gây ra. Vi khuẩn này thích hợp với hệ lâm ba, gây bại huyết, xuất huyết ở niêm mạc và các khí quan phủ tạng.
- Triệu chứng:
+ Thời kỳ mang bệnh 3 - 5 ngày. Sốt cao, nhiệt độ trên 400C, trâu, bò có hiện tượng ủ rũ mệt nhọc, kém ăn. Niêm mạc đỏ ửng, chảy nước mắt, mũi. Viêm hầu, sưng lưỡi, cuống lưỡi, làm lưỡi thè ra dẫn đến con vật thở khó, nuốt khó.
+ Trên da xuất hiện những nốt viêm xuất huyết, tụ huyết ổ hạch, da.
+ Phổi: Gây viêm phổi làm cho trâu, bò ho khan từng cơn, khó thở, thở khò khè, có con dạng chân ra mà thở.
+ Ruột: Gây viêm ruột, viêm dạ dày. Lúc đầu táo bón sau đi lỏng. Tiến triển của bệnh thường là 2 - 3 ngày có khi 4 - 5 ngày con vật khó thở, ỉa chảy nhiều, nhiệt độ hạ thấp mà chết có con trước khi chết đái ra máu.
- Bệnh tích: Các niêm mạc tụ máu, thấm nước (hiện tượng bại huyết, xuất huyết). Các bắp thịt bị viêm sưng, tụ máu, màu thịt bị thâm tím. Các hạch lâm ba bị viêm thủy thũng, cắt hạch có nước vàng. Phổi bị viêm có nhiều vùng gan hoá, cắt phổi thấy nhiều bọt. Gan, lách, thận cũng bị viêm, tụ huyết.
- Phòng bệnh: Tiêm phòng định kỳ bằng vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò 2 lần/năm (xuân hè và thu đông). Vệ sinh thú y thật tốt. Nuôi dưỡng chăm sóc tốt, sử dụng trâu, bò hợp lý.
- Điều trị: Dùng kháng sinh Streptomycin, Kanamycin, Oxtetracylin, Penicilin,... (theo sự hướng dẫn của cán bộ thú y).
3. Bệnh giun đũa bê, nghé
- Là bệnh phổ biến ở nước ta, tuổi nghé dễ mắc bệnh là 20 - 35 ngày sau khi đẻ.
- Triệu chứng:
+ Nghé mắc bệnh dáng điệu lù khù, đầu cúi, lưng cong, bụng to, đuôi cúp, lông xù, răng nhe. Bị nặng nghé bỏ ăn, nằm một chỗ, thở yếu, hơi thở hôi, có con đau bụng nằm ngửa giãy giụa, niêm mạc nhợt nhạt, ban đầu phân lổn nhổn hơi bón, từ màu đen chuyển sang mầu vàng sẫm có lẫn máu và chất nhầy, mùi tanh, về sau phân vàng xám sền sệt rồi ngả sang màu trắng lỏng dần nghé có thể sốt 40 - 410C, kiệt sức rồi chết. Bệnh có thể kéo dài từ 5 - 30 ngày. Nghé thường chết ở ngày thứ 7 - 16 sau khi phát bệnh.
+ Ở bê: Triệu chứng nhẹ hơn, tỷ lệ chết thấp hơn nghé. Bê bị rối loạn tiêu hoá. Triệu chứng đặc biệt là chướng hơi sau khi uống sữa, miệng có mùi Aceton, rượu hay Chlorofoc, phân có máu, màu sẫm hay đen. Khi nhiễm nặng có thể bị tắc ruột, thân nhiệt tăng, thở nhanh, hay đi tiểu, bị co giật, đi loạng choạng hoặc liệt thân sau.
- Bệnh tích: Niêm mạc ruột non xuất huyết có những ổ hoại tử, xoang ngực, bụng bao tim có nước. Trong ruột chứa nhiều giun, có khi có giun ở ống mật, sữa đóng cục ở dạ múi khế.
- Chẩn đoán: Kiểm tra phân tìm trứng. Dựa vào triệu chứng lâm sàng. Cần phân biệt với bệnh tiêu chảy phân trắng ở bê. Phải xét nghiệm phân để tìm trứng sán. Ở bê bị nhiễm giun đũa, mổ khám ruột non gia súc chết tìm giun đũa.
- Phòng và trị bệnh:
+ Phòng bệnh: Định kỳ tẩy giun, sán từ 1 - 2 lần/năm.
+ Trị bệnh: Dùng các loại thuốc như Piperazin, Tetrmisol, Levamisol (theo hướng dẫn của cán bộ thú y).
4. Bệnh lở mồm long móng
- Triệu chứng.
+ Thể nhẹ: Con vật mệt mỏi, ủ rũ, lông dựng, mũi khô, da nóng do sốt cao 40 - 420C kéo dài 2 - 3 ngày, sau đó con vật đi lại khó khăn, nặng nề khi nằm xuống, đứng lên, ăn ít, khó nuốt. Sau 3 - 4 ngày những mụn nước bắt đầu mọc ở niêm mạc mồm, kẽ móng chân, ở mũi, ở vú.
+ Thể nặng: Bê, nghé thường mắc thể này, con vật thể hiện viêm cấp tính, ỉa chảy nặng, xuất huyết đường tiêu hoá, làm cho con vật chết sau 2 - 3 ngày.
+ Bệnh cũng gây viêm phế quản và viêm phổi cấp tính làm cho bê nghé chết sau 2 - 3 ngày.
- Bệnh tích
+ Ở đường tiêu hoá: Các niêm mạc lợi, răng, mép chân răng, thực quản, lưỡi, hầu, dạ múi khế, ruột non...đều mọc mụn có kèm theo tụ huyết và xuất huyết.
+ Ở lách: Sưng to và đốm sẫm.
+ Ở chân: Mụn nước mọc ở kẽ móng, xung quanh móng, nếu để lâu gây long móng. Các trường hợp vật bệnh bị biến chứng, nhiễm khuẩn, thường chân móng bị thối loét và viêm khớp.
- Chẩn đoán: Có thể chẩn đoán bệnh căn cứ theo các triệu chứng, bệnh tích điển hình như: Có mụn nước vỡ loét và thành sẹo ở niêm mạc mồm, lưỡi, vú, quanh móng và kẽ móng.
- Điều trị: Điều trị các mụn loét: Dùng các dung dịch chua, chát như: Foóc mol 1%, axit axetic 2%, thuốc tím 1%, phèn chua 1%… để rửa miệng cho gia súc hàng ngày hoặc có thể dùng dung dịch nước quả khế, quả chanh, nước lá ổi để thay thế các hoá chất trên vẫn có tác dụng tốt. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu nên phòng bệnh là chính.
IX. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ PHÒNG CHỐNG RÉT CHO TRÂU BÒ TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN
Trong vụ Đông xuân trâu, bò vừa phải cày kéo, vừa phải chống chịu với thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, khan hiếm về thức ăn do đó sức khỏe bị giảm sút, khả năng chống chịu bệnh tật giảm, trâu bò đổ ngã nhiều gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi. Để đảm bảo an toàn cho trâu, bò trong vụ Đông xuân hằng năm, người chăn nuôi cần làm tốt các biện pháp chống rét cho trâu, bò như sau:
1. Chuồng trại
Chuồng nuôi trâu, bò là chỗ rất cần thiết để che mưa, che nắng, chống rét cho trâu, bò nên phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, không gây hôi hám và làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Dùng phên, bao tải, rơm... che xung quanh chuồng để chống rét. Có thể đan phên, rơm, bao tải dứa làm thành tấm thuận tiện cho tháo dỡ, để những ngày nắng to có thể tháo ra cho nền chuồng luôn khô ráo. Cần rải nền chuồng bằng lá chuối khô, cỏ khô, rơm rạ khô cho trâu, bò nằm. Chất độn chuồng phải sạch sẽ, định kỳ 20 - 30 ngày phun khử trùng bằng thuốc Chloramin B hoặc thuốc tím (KMnO4) để hạn chế vi trùng gây bệnh phát sinh, phát triển. Thường xuyên chuyển phân ra nơi ủ, không để lưu giữ tại chuồng.
2. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng
2.1. Phân loại trâu, bò
- Đối với trâu, bò gầy yếu không còn khả năng sinh sản và cày kéo phải cho ăn theo chế độ vỗ béo để lấy thịt (tiến hành vỗ béo bắt đầu từ mùa thu).
- Trâu bò chửa hoặc mới đẻ phải chú ý cho ăn thức ăn thô xanh, khoáng chất trong những ngày rét đậm, nên cho ăn ngay tại chuồng nuôi. Trâu, bò sắp đẻ nên có kế hoạch trực đỡ đẻ cho trâu, bò.
- Bê, nghé mới sinh, sau 15 - 20 ngày tuổi cần cho uống thuốc tẩy giun đũa bê, nghé.
- Trâu, bò cày kéo phải cho ăn đủ lượng thức ăn thô xanh như: Cỏ tươi hay thân cây ngô tươi. Ngoài ra, còn phải cho ăn thêm cháo ngô, cháo cám cho trâu, bò có đủ sức để cày kéo và chống rét.
2.2. Chăm sóc : Không chăn thả trâu, bò khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 120C, nuôi nhốt trâu, bò tại chuồng, áp dụng các biện pháp giữ ấm cho trâu, bò. Cắt cỏ cho ăn và bổ sung thêm thức ăn tinh cho ăn tại chuồng.
2.3. Giữ ấm cho trâu, bò
- Mặc áo chống rét: May áo giữ ấm cho trâu, bò bằng các loại như: Bao tải gai, bao tải dứa, .... diện tích may nên che chắn nhiều phần thân của trâu, bò. Ngoài ra, có thể sử dụng vải, chăn len, chăn bông, áo cũ... quấn quanh mình con vật nhưng phải buộc kín mình để giữ ấm.
- Buổi tối lúc nhiệt độ xuống thấp nên đốt đống giấm hay đốt lửa để sưởi ấm cho trâu, bò.
3. Thức ăn cho trâu, bò
Nhu cầu ăn của trâu, bò là từ 30 - 50kg cỏ tươi/con/ngày. Nhưng trong thực tế vụ Đông xuân rất hiếm cỏ tươi để đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn cho trâu, bò cần khắc phục tình trạng này bằng cách áp dụng một số biện pháp cụ thể sau:
3.1 . Dự trữ thức ăn
- Dự trữ thức ăn bằng phương pháp phơi khô: Ngay từ vụ thu hoạch lúa, thân cây ngô, cỏ ra hoa ở cuối thu, nên thu gom về phơi khô đạt màu vàng, có mùi thơm, đánh từng đống ở chỗ cao ráo, không bị ngấm nước mưa. Mùa đông có thể cho trâu, bò ăn dần.
- Cho trâu, bò ăn từ 5 - 10kg/con/ngày, khi cho ăn cần tưới nước muối loãng lên rơm, cỏ hay thân cây ngô khô hoặc xử lý bằng nước vôi trong để làm mền thức ăn kích thích cho trâu, bò dễ ăn hơn, ăn được nhiều và tăng lượng giá trị dinh dưỡng trong thức ăn.
- Có 2 phương pháp để chế biến thức ăn trong vụ đông xuân cho trâu, bò: đó là ủ xanh (ủ chua) thức ăn và ủ rơm hoặc thân cây ngô với đạm Urê.
3.2. Cho ăn thêm
- Cho trâu, bò ăn thêm cỏ, lá cây rừng, ngũ cốc, khô dầu và thức ăn giàu đạm. Trong những ngày rét đậm trâu, bò vừa phải chống chịu với giá rét, vừa phải cày bừa nặng, nên ta phải cho trâu, bò ăn thêm khoai, sắn, cháo ngô, cháo gạo để bù đắp những năng lượng thức ăn thiếu hụt và cung cấp thêm năng lượng cho trâu, bò.
- Lượng thức ăn tinh: Cho ăn 1kg/con/ngày, cho ăn 1 tuần 2 - 3 lần.
4. Công tác thú y
Thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe của đàn trâu, bò để phát hiện kịp thời những con bị ốm đem cách ly và điều trị.
Hằng năm phải tiến hành tiêm phòng cho trâu, bò để phòng các bệnh truyền nhiễm như: tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng, nhiệt thán, lở mồm long móng.
Tiêm phòng 2 lần/năm vào tháng 4 và tháng 9 hoặc tiêm bổ sung cho trâu, bò theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
Sang mùa xuân không cho trâu, bò ăn cỏ non vào buổi sáng khi sương chưa tan vì có thể gây hiện tượng chướng bụng (bệnh chướng hơi dạ cỏ).
Phát hiện kịp thời các bệnh về ký sinh trùng như: Bệnh tiêm mao trùng, sán lá gan, bệnh giun phổi và bệnh giun đũa bê, nghé để tẩy trừ có hiệu quả.
Thường xuyên tắm chải cho trâu, bò để diệt ve, mòng bám hút ở da.
Luôn giữ cho chuồng trại và khu vực xung quanh sạch sẽ, thường xuyên quét dọn chuồng, dọn phân. Định kỳ dùng vôi bột, dung dịch Foocmol, Benkocid, Chloramin B để khử trùng chuồng nuôi.
Những ngày quá rét nếu không có biện pháp tích cực phòng chống rét trâu, bò rất dễ mắc bệnh phát cước chân và các bệnh khác, sẽ gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
X. KỸ THUẬT Ủ XANH (Ủ CHUA) THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ
Ủ chua là biện pháp bảo quản, dự trữ thức ăn thô xanh thông qua quá trình lên men yếm khí. Dự trữ được thức ăn trong thời gian dài.
1. Nguyên liệu (tính theo trọng lượng 100kg thức ăn thô xanh)
- Thức ăn xanh: 100 kg cỏ voi, cỏ VA06, cỏ Goatemalla, thân, lá cây ngô sau thu hoạch, cây lạc, ngọn lá sắn,...
- Bột ngô hoặc bột cám gạo: 5 - 10kg (không bị ẩm, mốc, thối hỏng...).
- Muối ăn: 0,5kg (nhằm tạo tính ngon miệng và bổ sung thêm chất khoáng cần thiết cho gia súc khi sử dụng).
2. Thời vụ ủ: Có thể ủ quanh năm, nhưng để dự trữ thức ăn cho vụ đông thì tiến hành ủ từ tháng 9 đến tháng 11 dương lịch vì thông thường nếu ủ theo đúng kỹ thuật có thể bảo quản thức ăn sau ủ từ 3 - 4 tháng.
3. Hố, túi ủ và các dụng cụ cần thiết
Tùy theo điều kiện kinh tế và điều kiện của từng nông hộ, địa phương mà có thể sử dụng hố xây hoặc hố đào có lót bạt dứa hay dùng túi nilon để ủ.
- Hố ủ: Chọn nơi cao ráo, không ứ đọng nước, thuận tiện đi lại và cạnh chuồng nuôi. Hố có thể có thể làm hố tròn, hố vuông hay hình chữ nhật. Kích thước tùy vào số lượng gia súc và định lượng thức ăn/con/ngày. Tuy nhiên với hố có thể tích 1m3 (1m x 1m x 1m) có thể chứa 300 - 400kg nguyên liệu. Do đó, nên làm 1 hố ủ có dung tích ủ đảm bảo trữ lượng thức ăn đủ cho số lượng gia súc sử dụng trong vòng 15 - 20 ngày.
- Túi ủ: Dùng túi nilon bên ngoài là bao tải dứa hoặc có thể tận dụng vỏ bao đựng phân đạm làm túi ủ. Thông thường 3 túi ủ được 100kg thức ăn xanh.
- Các dụng cụ cần thiết: Dao, thớt hoặc dùng máy thái thức ăn dùng để băm thái thức ăn. Bạt, bao dứa, rơm rạ, tấm lợp,... để che đậy hố ủ.
3. Kỹ thuật ủ
Khi ủ có thể sử dụng và ủ nhiều loại cỏ với nhau nhưng phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo các bước sau:
Bước 1 : Băm và phơi nguyên liệu:
Cỏ thu hoạch về tiến hành băm, thái thành từng đoạn dài 3 - 5cm, sau đó đem đi phơi tái.
- Phơi dưới sân hoặc bạt dứa sạch để giảm bớt độ ẩm (lượng nước) trong cỏ. Khi cỏ có độ ẩm khoảng 65 - 70% là phù hợp để đem ủ.
- Kiểm tra độ ẩm của cỏ trước khi ủ bằng cách dùng tay nắm một nắm cỏ sau khi phơi trong vòng 1 phút, rồi từ từ nhả ra và thấy:
+ Cỏ mở ra từ từ, các nếp trên lá để lại đường gấp không rõ ràng, không bị gẫy nát thì độ ẩm đạt 65 - 70%.
+ Cỏ mở ra từ từ, các nếp trên lá không để lại đường gấp, không bị dập nát thì độ ẩm trên 70% tiếp tục phơi.
+ Cỏ bung ra ngay thì độ ẩm dưới 60%, nếu là cỏ non đem ủ thì có chất lượng tốt, cỏ già sẽ cứng nên khi đem vào túi ủ rất dễ bị thủng túi.
Bước 2 : Cân và phối trộn nguyên liệu:
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, tiến hành cân theo tỷ lệ: 100kg cỏ + 5 - 10kg bột ngô hoặc cám gạo + 0,5kg muối ăn rồi phối trộn nguyên liệu.
Để đảm bảo các nguyên liệu được trộn đều với nhau, cần tiến hành trộn đều muối ăn với bột ngô hoặc cám gạo, sau đó đem hỗn hợp này trộn đều với cỏ.
Bước 3 : Cách ủ:
- Với túi ủ: Nguyên liệu sau khi đã trộn đều đem cho vào túi càng nhanh càng tốt sau đó buộc kín túi ngay. Tốt nhất là từ khi cắt thức ăn về cho đến khi cho vào túi ủ diễn ra trong cùng một ngày.
+ Cách cho vào túi: Cho từng lớp vào túi cao từ 15 - 20cm, rồi dùng tay lèn chặt, chú ý cần nén trên toàn bộ bề mặt, xung quanh và các góc, sau đó tiếp tục cho các lớp khác cứ như vậy cho đến khi đầy bao thì dùng dây buộc chặt lại, ghi ngày tháng ủ, đưa vào bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh chuột, bọ, gián ... cắt thủng bao, không khí sẽ xâm nhập làm mốc, thối thức ăn.
- Với hố ủ: Vệ sinh sạch sẽ hố ủ trước khi đem nguyên liệu vào ủ. Lót đáy hố bằng gạch hoặc rơm khô, xung quanh bằng bạt dứa, túi nilon đảm bảo kín, không bị hở. Cách đưa nguyên liệu vào tương tự như đem vào túi ủ, khi đầy hố thì phủ thêm 1 lớp rơm rạ và tiến hành che đậy kín đảm bảo không khí và nước mưa không vào.
- Sau 1 tháng ủ thì có thể lấy ra cho gia súc ăn được.
I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ THẢ VƯỜN ĐANG NUÔI PHỔ BIẾN Ở HÀ GIANG
1. Giống gà nội
1.1. Gà ri
Có nguồn gốc xuất xứ ở Việt Nam từ rất lâu đời, được nuôi phổ biến rộng rãi ở nhiều địa phương. Trọng lượng gà mái lúc 20 tuần tuổi đạt từ 1,2 - 1,4kg. Khối lượng gà trống lúc 20 tuần tuổi đạt 1,7 - 1,8kg.
+ Ưu điểm: Gà có sức đề kháng tốt, dễ nuôi thích ứng với các phương thức nuôi thả và bán chăn thả, thịt mềm mùi vị thơm ngon.
+ Nhược điểm: Tăng trọng chậm, năng suất trứng thấp 90 - 120 quả/mái/năm, khối lượng trứng nhỏ 40 - 42g/quả.
1.2. Gà Mông
Đây là giống của địa phương, đã được nuôi từ rất lâu, lông màu đen, hoa mơ và màu nâu …, chân có màu trắng, đen, vàng, gà có tầm vóc khá lớn, khối lượng trưởng thành đối với con trống đạt 3,5 - 4kg, con mái đạt 3 - 3,5kg, chất lượng thịt ngon.
+ Ưu điểm: Gà có sức đề kháng tốt, dễ nuôi thích ứng với các phương thức nuôi thả và bán chăn thả, thịt có mùi vị thơm ngon, khối lượng trứng to 48 - 52g/quả.
+ Nhược điểm: Tăng trọng chậm, năng suất trứng thấp 45 - 60 quả/mái/năm, sau mỗi lứa đẻ đòi ấp dai.
2. Một số giống gà nhập nội
2.1.Gà Lương phượng
Có nguồn gốc từ Quảng Tây - Trung Quốc là giống gà kiêm dụng trứng, gà trống trưởng thành có mầu lông đỏ phớt đen, gà mái trưởng thành có mầu lông vàng xám và vàng nhạt phớt đen...
2.2. Ưu và nhược điểm của 2 giống gà nhập nội
- Ưu điểm: Gà lớn nhanh dễ nuôi thích ứng với các phương thức nuôi như nuôi nhốt, nuôi thả vườn, khối lượng gà to, gà ở tuổi trưởng thành con mái đạt từ 2,5 - 2,8kg, gà trống đạt 2,7 - 3,0kg, sản lượng trứng khá 150 - 180 quả/mái/năm.
- Nhược điểm: Ở giai đoạn từ 1 - 30 ngày tuổi yêu cầu phải có thức ăn tổng hợp thì gà mới tăng trọng nhanh và có sức đề kháng không cao, cho nên nếu thả gà ra vườn sớm và cho ăn thức ăn tận dụng thì hay bị bệnh ở giai đoạn này.
II. KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG GÀ KIÊM DỤNG THỊT, TRỨNG
1. Chuẩn bị chuồng nuôi
- Chuồng nuôi được làm cao ráo, sạch sẽ tránh đọng nước, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, kín ấm về mùa đông.
- Sàn chuồng được làm bằng sàn tre, gỗ, cao 40 - 50cm so với mặt đất để phân gà rơi xuống dưới tránh bẩn, ẩm ướt và dễ dàng hót phân.
- Nếu nền chuồng làm bằng xi măng chung quanh phải có rãnh thoát nước và cao hơn mặt đất bên ngoài để tránh bị đọng nước. Chất độn chuồng bằng trấu hoặc dăm bào sạch đảm bảo độ dầy từ 5 - 10cm.
- Trước khi đưa gà vào nuôi phải vệ sinh chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ. Khi úm gà phải rải chất độn trên nền chuồng dầy từ 5 - 10cm và phun thuốc foocmol 2%, sát trùng sau từ 3 - 5 ngày mới thả gà vào nuôi. Dùng cót quây cao 50 - 70cm, to hay nhỏ tùy theo số lượng đàn gà.
- Cót quây, chụp sưởi, máng ăn, máng uống, thuốc thú y, thức ăn phải được chuẩn bị đầy đủ đúng yêu cầu.
2. Chọn giống gà con
- Nên chọn mua giống gà ở những cơ sở sản xuất giống có uy tín.
- Chọn những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bóng, bụng gọn, chân mập. Tránh chọn nuôi những con gà vẹo mỏ, khèo chân, hở rốn, bụng sệ.
3. Chăm sóc và nuôi dưỡng
3.1. Giai đoạn úm gà con từ 1 đến 28 ngày tuổi
- Sưởi ấm cho gà dùng bóng điện, chụp sưởi tôn có dây mai so hoặc dùng đèn dầu, đèn bão, đèn măng sông để sưởi ấm cho gà. Tuyệt đối không để gà bị lạnh, nhất là về ban đêm.
+ Nhiệt độ vừa phải: Gà nằm rải rác khắp nền, đi lại ăn uống bình thường.
+ Nhiệt độ thấp: Gà tập trung lại gần nguồn nhiệt hoặc đứng co ro run rẩy.
+ Nhiệt độ cao: Gà tản xa nguồn nhiệt, nằm há mỏ, giơ cánh, thở mạnh, uống nhiều nước.
+ Gió lùa: Gà nằm tụ lại ở một góc kín gió trong lồng.
* Chú ý: Không được sử dụng bếp than để sưởi ấm cho gà con, nên úm vào mùa đông lạnh, nhất là với các huyện vùng cao.
Nhiệt độ và mật độ úm thích hợp cho gà
Ngày tuổi (ngày) | Nhiệt độ (0C ) | Mật độ (con/m2) |
1 - 7 | 32 - 34 | 30 - 40 |
8 - 14 | 29 - 30 | 20 - 30 |
15 - 21 | 26 - 27 | 10 - 20 |
22 - 28 | 23 - 26 | 10 - 20 |
Ẩm độ 70 - 80% |
Ánh sáng: Trong 2 - 3 tuần đầu gà cần được chiếu sáng liên tục 24 giờ/ngày, vừa để điều chỉnh nhiệt độ vừa đảm bảo ánh sáng và gà con sẽ ăn uống được nhiều, để đảm bảo nhu cầu phát triển của cơ thể.
Cho gà uống nước trước khi cho ăn. Dùng nước sạch và thay nước 2 - 3 lần/ngày, tránh làm ướt nền chuồng.
Cho gà ăn bằng khay tôn, khay nhựa, rải thức ăn từng ít một và nhiều lần trong ngày để thức ăn luôn mới. Từ tuần thứ 4 trở đi thay dần bằng máng tre, vầu tự tạo.
Thức ăn cho gà ở mỗi lứa tuổi khác nhau nên nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Do đó, phải đảm bảo tỷ lệ đạm và cân đối khoáng, vitamin.. Nên sử dụng thức ăn công nghiệp cho gà con từ 1 - 4 tuần tuổi. Sau thời gian này sử dụng thức ăn đậm đặc phối trộn với ngô, lúa, cám gạo.
* Chú ý: Nguyên liệu phải đúng chủng loại, không ôi thiu, không ẩm mốc.
- Bột cá (tỷ lệ muối dưới 1%, tỷ lệ Protein phải đạt trên 60%)
- Đậu tương phải rang chín, xay nhỏ.
Cho gà ăn: Phải đảm bảo đầy đủ máng ăn để gà không bị chen lấn.
Chất độn chuồng 3 - 4 ngày phải thay một lần.
3.2. Giai đoạn từ 4 tuần tuổi trở đi
Cần bổ sung thêm thức ăn cho gà vào cuối buổi chiều trước khi vào chuồng, khi gà đạt trọng lượng khoảng 1,3kg trở lên có thể giết thịt được.
Nếu nuôi gà đẻ thì cần bổ sung thêm lượng canxi như vỏ trứng gia cầm, bột xương để tạo vỏ trứng cho gà đẻ.
III. CÔNG TÁC THÚ Y
Đối với gà thì phòng bệnh là chủ yếu.
Lịch phòng bệnh cho gà như sau:
Phòng bệnh | Ngày tuổi | Cách phòng |
Gumboro lần I | 3 - 5 | Nhỏ mắt, mũi |
Newcastle lần I | 5 - 7 | Nhỏ mắt, mũi |
Chủng đậu | 7 - 8 | Chủng dưới cánh |
Gumboro lần II | 10 - 12 | Nhỏ mắt, mũi |
Newcastle lần II | 17 - 18 | Nhỏ mắt, mũi |
Gumboro lần III | 21 - 23 | Nhỏ mắt, mũi |
Newcastle lần III | 70 - 75 | Tiêm dưới da |
Bệnh cầu trùng | 10 - 60 | Pha nước cho uống hoặc trộn vào thức ăn |
Khi sử dụng thuốc thú y phải tuân thủ theo sự hướng dẫn trên nhãn thuốc và của cán bộ thú y |
I. GIỐNG
1. Một số giống lợn ở Hà Giang
1.1. Lợn địa phương
- Gồm các giống lợn Lũng Pù (Mèo Vạc), lợn Bắc Mê, lợn Đường Thượng (Yên Minh). Thường màu đen hoặc đốm trắng ở 4 chân, tai nhỏ, mõm dài, bụng to nuôi ở các huyện vùng cao của tỉnh.
- Trọng lượng đạt 100 - 150kg, lợn đẻ 1,5 - 1,6 lứa/năm, đẻ 8 - 10 con/lứa, chịu kham khổ. Thường dùng làm lợn nái.
1.2. Lợn Móng Cái
- Đặc điểm ngoại hình: Đầu đen, giữa trán có một đốm trắng hình nêm hoặc hình thoi, lưng và mông màu đen, có một khoang trắng ở cổ bụng và chân, phần trắng này nối nhau bằng một vành đai trắng vắt qua vai làm cho phần đen còn lại trên lưng và mông có hình yên ngựa. Giữa phần đen và phần trắng có một đường viền rộng khoảng 2cm, ở đó có lông trắng, da đen. Đó chính là những đặc điểm để phân biệt lợn móng cái thuần chủng với lợn lang khác.
- Khả năng sinh sản: Là giống lợn thành thục sớm lợn đực 2 tháng tuổi có thể giao phối. Lợn cái 3 tháng tuổi đã có biểu hiện động dục. Lợn móng cái là giống lợn mắn đẻ, nuôi con khéo, thường có 12 - 14 vú, sinh sản cao từ 12 - 14 con/ổ.
1.3. Lợn lai F1: Lợn tạo ra khi lai giữa lợn đực ngoại Đại bạch hoặc ngoại Landrace với lợn nái nội thường là giống Móng cái và giống địa phương, con lai khỏe, hay ăn chóng lớn, có tỷ lệ nạc cao.
2. Chọn giống
2.1. Chọn lợn nái địa phương
- Cách chọn: Chọn lợn con gây nái từ lứa thứ 2 - 6, của những cặp bố mẹ tốt, đẻ nhiều con và nuôi con khéo.
- Ngoại hình: Điển hình của giống, dáng nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, chân thẳng, đi lại bình thường, tính hiền lành, phàm ăn. Bộ phận sinh dục phát triển bình thường, không khuyết tật, có 10 vú trở lên, núm vú lộ rõ, cách đều và thẳng hàng.
- Trọng lượng: 2 tháng tuổi từ 8 - 10 kg.
2.2. Chọn lợn nái Móng Cái
- Mua con giống có nguồn gốc rõ ràng, có đặc điểm đặc trưng của giống, ngoại hình cân đối, mắt tinh nhanh, lưng ít võng, mông vai nở, thân hình cái nêm, móng và 4 chân khỏe, chân đi móng, không đi bàn, chân thẳng, đi lại nhanh nhẹn, tính hiền dễ chăm sóc.
- Cơ quan sinh dục: Âm hộ phát triển bình thường, có từ 12 đến 14 vú đều nhau.
- Trọng lượng khi phối giống lần đầu 7 - 8 tháng tuổi là 40 - 45kg.
2.3. Chọn lợn F1 nuôi thịt
Ngoại hình cân đối, mông vai nở, ngực sâu, mình dài, lông thưa, da bóng mượt khấu đuôi to, trọng lượng xuất chuồng lúc 2 tháng tuổi đạt 10 - 12kg trở lên.
2.4. Chọn lợn đực giống
- Chọn lợn đực giống địa phương:
+ Ngoại hình: Có đặc điểm đặc trưng của giống, kết cấu chắc chắn; da bóng, mắt tinh, chân chắc khỏe, ngực sâu, rộng; lưng thẳng và dài; bụng gọn; mông vai nở, mình tròn; hai dịch hoàn phát triển cân đối và nổi rõ.
+ Sức sản xuất: Có khả năng phối giống cao, phẩm chất tinh dịch tốt.
+ Nguồn gốc: Có nguồn gốc rõ ràng, chọn con ở lứa đẻ thứ 3 - 6. Ông bà của đực giống phải đủ tiêu chuẩn làm giống.
- Chọn lợn đực giống ngoại: Tại các trại truyền giống nhân tạo đực giống phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn phẩm cấp giống của nhà nước quy định.
II. XÂY DỰNG CHUỒNG NUÔI
1. Yêu cầu kỹ thuật chuồng nuôi cho lợn thịt
Chuồng cao ráo, sạch sẽ, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
- Địa điểm: Xây chuồng chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam là tốt nhất. Chọn nơi cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường và thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc.
- Nền chuồng: Được lát bằng ván hoặc xi măng, không bị đọng nước, không bị trơn trượt, có rãnh thoát nước.
- Mái chuồng: Được làm chắc chắn, chiều cao từ mái xuống nền chuồng là 2m để chuồng có đủ ánh sáng.
- Tiêu chuẩn diện tích chuồng: Đối với chuồng nuôi lợn thịt là 1 - 1,2m 2/con.
- Máng ăn, máng uống tốt nhất là làm bằng tôn hoặc bằng gỗ để mỗi lần cho lợn ăn xong là có thể rửa cho sạch sẽ.
2. Yêu cầu kỹ thuật chuồng nuôi lợn nái
- Vị trí chuồng, nền chuồng, mái che (tương tự như chuồng nuôi lợn thịt)
- Diện tích: Đủ rộng cho lợn mẹ và lợn con. Diện tích ô chuồng tối thiểu 4 - 5m2 đối với lợn nái nội, 5 - 6m2 đối với lợn lai F 1.
- Ô chuồng úm lợn con: Bố trí liền kề trong chuồng nuôi lợn nái đẻ, ngăn cách bằng vách ngăn cơ động, có thể sưởi ấm cho lợn con bằng đèn, điện, than, củi, trấu...
- Máng ăn, máng uống: Cao cách nền chuồng khoảng 15cm, tránh lợn con trèo vào tắm, ỉa và uống phải nước bẩn mất vệ sinh.
III. KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG LỢN NÁI
1. Phối giống
- Tiêu chuẩn lợn nái khi phối giống: Lợn 6 - 8 tháng tuổi động dục lần đầu đạt trọng lượng 40 - 45kg có thể cho phối giống. Tốt nhất cho phối giống từ lần động dục thứ 2 trở đi.
- Biểu hiện động dục: Lợn nái đứng, nằm không yên, ít ăn hoặc bỏ ăn, âm hộ sưng mọng, đỏ hồng, sau đó giảm sưng, có nhiều nếp nhăn mầu mận chín và dịch nhờn keo dính như hồ nếp, thời gian động dục kéo dài 3 - 4 ngày.
- Thời điểm phối giống: Nái tơ phối giống vào buổi sáng hoặc chiều ngày thứ 3. Nái dạ phối giống vào cuối ngày thứ 2 hay đầu ngày thứ 3. Nên cho phối giống 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.
* Chú ý: Tránh giao phối đồng huyết, vì giao phối đồng huyết gây thoái hóa giống.
2. Nuôi lợn nái có chửa
- Lợn nái sau khi phối giống 18 - 22 ngày mà không động dục trở lại là đã có chửa.
- Thời gian chửa trung bình của lợn nái 114 ngày (3 tháng 3 tuần 3 ngày).
+ Thức ăn phối trộn theo công thức sau:
Nguyên liệu | Tỷ lệ (%) |
Bột ngô + Bột gạo | 51 |
Cám loại I | 32 |
Bột đậu tương | 10 |
Bột cá nhạt | 5 |
Premix Vitamin | 1 |
Premix khoáng | 1 |
Tổng cộng: | 100 |
- Nái chưa chửa: Cho ăn từ 1,3 - 1,4kg thức ăn hỗn hợp và 2 - 3kg rau xanh/ngày
- Nái chửa kỳ I (chửa được 84 ngày): Cho ăn 1,6 - 1,7kg thức ăn hỗn hợp và 2 - 3kg rau xanh/ngày.
- Lợn chửa kỳ II (30 ngày trước khi đẻ) cho ăn từ 1,7 - 2 kg thức ăn hỗn hợp và 2 - 3kg rau xanh.
- Mùa hè tắm cho lợn nái 1 - 2 lần/ngày, để chống nóng cho lợn.
- Thường xuyên có nước uống sạch, mát.
3. Chăm sóc lợn nái trước, trong và sau khi đẻ
- Trước khi đẻ 3 ngày: Giảm khẩu phần ăn còn 1,1 - 1,2 kg/ngày.
- Ngày lợn đẻ cho ăn 0,5kg/ngày.
- Chuẩn bị ổ úm cho lợn con, diện tích 0,32m2/ổ, làm bằng gỗ hoặc hòm sắt, ổ úm có đèn sưởi.
- Chỗ lợn đẻ có rơm, rạ lót được cắt ngắn 20 - 25cm.
- Khi lợn sắp đẻ: Âm hộ sưng, mông mềm (sụt mông), cắn ổ, cào nền chuồng.
- Khi lợn sắp đẻ phải trực đỡ đẻ. Dùng khăn, vải mềm lau mũi, mồm rồi đến mình và bốn chân lợn con, thắt rốn rồi cắt rốn để lại phần cuống dài 3 - 4cm, sát trùng bằng cồn Iốt hoặc thuốc đỏ. Bấm nanh cho lợn con.
- Sau khi sinh nửa giờ cho lợn con bú sữa mẹ. Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt và cần cố định vú cho lợn, con nhỏ bú vú gần ngực, con lớn bú vú sau.
- Không để lợn mẹ ăn nhau thai.
- Cho lợn mẹ uống nước ấm pha muối hoặc cháo loãng có pha muối.
4. Nuôi lợn nái nuôi con
- Ngày nái đẻ: Cho lợn nái ăn khoảng 0,5kg thức ăn. Ngày thứ 2 cho ăn khoảng 1kg thức ăn, sau đó tăng dần lên.
- Mức ăn từ 2 - 3,5kg thức ăn hỗn hợp tùy theo số lượng con/ổ.
- Thức ăn hỗn hợp của lợn nái nuôi con phối trộn như công thức sau:
Nguyên liệu | Tỷ lệ (%) |
Bột ngô + Bột gạo | 53 |
Cám loại I | 25 |
Bột đậu tương | 15 |
Bột cá nhạt | 5 |
Premix Vitamin | 1 |
Premix khoáng | 1 |
Tổng cộng: | 100 |
- Hàng ngày cho lợn nái ăn thêm rau và uống đủ nước.
- Trong 15 - 20 ngày đầu sau khi đẻ không tắm cho lợn, không rửa chuồng. Thay rơm, rạ lót chuồng khi bị ẩm.
- Hạn chế dùng kháng sinh gây mất sữa.
5. Nuôi lợn con theo mẹ
- Trong 2 tuần đầu, ổ úm lợn con luôn giữ ở nhiệt độ 30 - 320C bằng đèn hoặc bếp sưởi.
- Tập cho lợn con ăn sớm lúc 20 ngày tuổi.
- Từ 15 - 21 ngày tuổi dùng thức ăn hỗn hợp cho lợn con tập ăn hoặc tự trộn theo công thức: 5 phần bột gạo, ngô rang và 5 phần sữa bột.
- Từ 22 - 60 ngày tuổi có thể dùng hỗn hợp: Bột ngô, gạo rang 55%, cám loại 1: 12%, bột đậu tương rang 20%, sữa bột 5%, bột cá nhạt 4%, đường 2%, Premix sinh tố 1%, Premix khoáng 1%.
6. Công tác thú y cho lợn nái
- Trước khi lợn đẻ 1 tháng hoặc 15 ngày tiêm vắc xin Ecoli cho lợn mẹ để phòng bệnh ỉa phân trắng của lợn con, liều tiêm 5ml/con
- Tiêm Dextran Fe cho lợn con lúc 3, 7 và 21 ngày tuổi, liều tiêm 200 mg/con.
- Thiến lợn đực lúc 7 - 14 ngày tuổi.
- Sau cai sữa tiêm phòng cho lợn mẹ và lợn con vắc xin Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng lợn, Đóng dấu lợn, Lép tô.
- Lợn con ỉa phân trắng: Cho lợn con uống nước lá chát hoặc cho lợn con uống Sulfaguanidin 5g/con/ngày hoặc Kanamycin 30 - 50mg/kg trọng lượng/ngày.
Chăm sóc lợn hậu bị cái như chăm sóc lợn thịt, tăng cường thêm thức ăn đạm.
IV. KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG LỢN THỊT
1. Chăm sóc
- Chuồng trại phải được dọn vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo cho lợn ấm kín gió vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Mùa hè nên tắm cho lợn vào lúc 9 - 10 giờ sáng hoặc 4 - 5 giờ chiều, trước khi cho ăn.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khoẻ cho đàn lợn.
2. Nuôi dưỡng
Thức ăn yêu cầu những thức ăn dễ tiêu thơm ngon, không ôi thiu, mốc. Thức ăn chủ yếu là cám gạo, bột ngô, bột đậu tương rang, các loại cám tổng hợp như cám Con cò, cám Hygrô... Đối với thức ăn thô xanh phải được rửa sạch trước khi cho ăn. Thường xuyên có nước sạch cho lợn uống đảm bảo 5 - 7 lít/con/ngày.
Để lợn lớn nhanh, chất lượng thịt cao chia quá trình nuôi dưỡng thành 3 giai đoạn.
a) Giai đoạn I: Lợn dưới 30kg
+ Thức ăn được phối trộn theo công thức I.
Nguyên liệu | Tỷ lệ (%) |
Bột ngô | 30 |
Bột gạo | 25 |
Cám loại I | 23 |
Bột đậu tương | 12 |
Bột cá nhạt | 8 |
Premix Vitamin | 1 |
Premix khoáng | 1 |
Tổng cộng: | 100 |
- Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp:
+ Lợn từ 10 - 20kg: Cho ăn 0,4 - 0,7kg/con/ngày.
+ Lợn từ 21 - 30kg: Cho ăn 0,8 - 1,2kg/con/ngày.
- Rau xanh như rau muống, rau lang ... cho lợn ăn tự do.
- Cho lợn ăn 4 bữa/ngày.
- Cách cho ăn: Cho lợn ăn thức ăn tinh trước cho thức ăn thô xanh sau.
- Mức tăng trọng bình quân 12 - 15kg/con/tháng.
b) Giai đoạn II: Lợn từ 30 - 60kg
- Thức ăn được phối hợp như công thức I.
+ Cung cấp đủ chất khoáng và các chất vi lượng để lợn phát triển bộ xương.
+ Tăng lượng thức ăn thô xanh để các cơ quan tiêu hoá của lợn phát triển.
+ Không nên cho lợn ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng để tránh lợn béo non.
- Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp:
+ Lợn từ 31 - 40kg: Cho ăn 1,2 - 1,4kg thức ăn/con/ngày.
+ Lợn từ 41 - 50kg: Cho ăn 1,4 - 1,6kg/con/ngày.
+ Lợn từ 51 - 60kg: Cho ăn 1,6 - 1,8kg/con/ngày.
+ Rau xanh cho lợn ăn tự do.
+ Mức tăng trọng bình quân 15 - 18kg/con/tháng.
c) Giai đoạn III: Lợn từ 60kg đến khi giết thịt
Đây là thời kỳ quyết định đến năng suất và chất lượng thịt của lợn cho nên yêu cầu dinh dưỡng trong thức ăn cao, cân đối, giàu năng lượng như đường mỡ trong khẩu phần thức ăn như: Bột ngô, cám gạo, bột đậu tương, bột cá nhạt ...
Cần chế biến thức ăn thơm ngon để kích thích sự thèm ăn, cho lợn ăn được nhiều, tốt nhất là cho lợn ăn cám ấm từ 35 - 400C để lợn không mất năng lượng làm nóng thức ăn khi tiêu hoá. Cho lợn ăn 3 bữa/ngày.
- Thức ăn được phối trộn theo công thức II.
Nguyên liệu | Tỷ lệ (%) |
Bột ngô | 40 |
Bột gạo | 20 |
Cám loại I | 17 |
Bột đậu tương | 13 |
Bột cá nhạt | 8 |
Premix Vitamin | 1 |
Premix khoáng | 1 |
Tổng cộng: | 100 |
- Tiêu chuẩn thức ăn thỗn hợp:
+ Lợn từ 61 - 70kg: Cho ăn 1,8 - 2kg thức ăn/con/ngày.
+ Từ 71 - 80kg: Cho ăn 2,0 - 2,2kg/con/ngày.
+ Từ 81kg đến lúc giết thịt: Cho ăn 2,2 - 2,4kg/con/ngày.
+ Rau xanh cho lợn ăn tự do.
+ Mức tăng trọng bình quân 18 - 20kg/con/tháng.
+ Thời điểm giết thịt đối với lợn nội là sau 4 - 5 tháng nuôi trọng lượng của lợn đạt từ 60 - 70kg. Đối với lợn lai (F1) là sau 3 - 4 tháng nuôi trọng lượng đạt khoảng 90 - 100kg.
V. CÔNG TÁC THÚ Y VÀ PHÒNG, TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỢN
1. Công tác thú y
- Tiêm phòng định kỳ cho lợn các bệnh như: Tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng...
- Tiêm bổ sung thường xuyên cho lợn mới nhập đàn. Việc tiêm phòng yêu cầu thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
Tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương để xây dựng quy trình vệ sinh, tiêu độc chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi như sau:
- Khu vực chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh, không khí, ánh sáng tự nhiên, yên tĩnh, hạn chế người qua lại.
- Hàng ngày vệ sinh chuồng nuôi, hành lang, dọn chất thải, rửa máng ăn, máng uống.
- Định kỳ vệ sinh tiêu độc, khử trùng xung quanh chuồng trại.
+ Phun hóa chất sát trùng: 1 tuần/lần.
+ Vệ sinh cống rãnh: 1 tuần/lần.
+ Vệ sinh kho chứa nguyên liệu, thức ăn thành phẩm: 2 tuần/lần.
+ Quét vôi: 1 tháng/lần.
+ Sau khi xuất bán lợn phải tháo bỏ dụng cụ chăn nuôi, cọ rửa. Sau đó khử trùng tiêu độc bằng hóa chất thích hợp và để trống chuồng tối thiểu trong 2 tuần.
+ Thường xuyên có các biện pháp chống loài gặm nhấm, chim, côn trùng nhân tố trung gian truyền bệnh.
2. Phòng, trị một số bệnh thường gặp ở lợn
2.1. Bệnh tụ huyết trùng
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn tụ huyết trùng lợn gây nên. Lợn mọi lứa tuổi đều mắc bệnh, nhiều nhất ở lợn trong thời kỳ vỗ béo từ 3 - 6 tháng tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, khi điều kiện thời tiết thay đổi, đặc biệt vào vụ Đông Xuân độ ẩm cao, mưa phùn gió bấc, chuồng trại ẩm thấp, bẩn...
- Triệu chứng:
+ Thể quá cấp: Phát ra ở thời kỳ đầu ổ dịch, bệnh tiến triển nhanh, biểu hiện ở hầu, cổ sưng, cổ cứng, mắt mũi sưng híp, niêm mạc tím, vật chết đột ngột.
+ Thể cấp tính: Lợn sốt cao 410C, ủ rũ, bỏ ăn hoặc ăn ít, khó thở. Nước mũi chảy nhờn đục, ho khan có lúc co rút toàn thân. Sau 1 - 2 ngày các vùng da mỏng như: Ngực, bụng, tai… bị đỏ, rồi tím bầm, hầu sưng, phù. Nếu không điều trị kịp thời lợn sẽ chết sau 1 - 2 ngày.
+ Thể mãn tính: Đây là thể thường gặp, lợn sốt cao 40 - 410C, khó thở, bỏ ăn, sờ vết sưng thấy lùng nhùng, ho khan hoặc ho liên miên nhất là khi đuổi bắt, viêm khớp, có dịch mũi đặc, trên da nhất là những chỗ da mỏng như tai, bụng, phía dưới đùi và bẹn xuất hiện những đám xuất huyết đỏ.
- Bệnh tích: Các niêm mạc, phủ tạng có hiện tượng tụ huyết. Hạch lâm ba sưng, thủy thũng. Nách tụ huyết, thận ứ huyết, phổi xuất huyết, tụ huyết thành từng đám, nhiều vùng bị gan hóa. Màng phổi viêm dính vào lồng ngực, có nhiều chấm xuất huyết. Tim, gan, thận, lách sưng to và xung huyết. Các hạch ở hầu, họng và hạch ở màng treo ruột sưng to và tụ huyết. Thận ứ máu đỏ sẫm mổ ra có máu cục, lá lách sưng to, tụ huyết.
- Phòng và trị bệnh:
+ Phòng bệnh: Chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, cách ly kịp thời những con có biểu hiện mắc bệnh. Tiêm vắc xin tụ huyết trùng lợn để phòng bệnh,
+ Trị bệnh: Dùng một số loại kháng sinh như: Streptomycin, Gentamycin. Ngoài ra có thể kết hợp tiêm các thuốc giảm sốt (Anagin), các thuốc bổ như B1, Cafein...
- Nguyên nhân: Bệnh Dịch tả lợn là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra có tính chất lây lan nhanh, mạnh ở loài lợn. Đặc trưng của bệnh: virus tác động gây biến đổi bệnh lý ở nhiều cơ quan bộ phận, đặc biệt là bộ phận tiêu hóa làm con vật ỉa chảy trầm trọng do loét ruột. Lợn mọi lứa tuổi, mọi loài giống đều bị cảm nhiễm và mắc bệnh, lợn mắc bệnh có tỷ lệ chết rất cao 80 - 90%.
- Triệu chứng : Bệnh xuất hiện ở 3 thể:
+ Thể quá cấp tính: Con vật sốt cao 40 - 420C da mỏng phía trong đùi, dưới bụng có chỗ ửng đỏ lên rồi tím, con vật giãy giụa một lúc rồi chết, tỷ lệ chết có thể lên đến 100%.
+ Thể cấp tính:
Con vật ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn hoặc không ăn, kém vận động, sốt cao 41- 42 0C, kéo dài 3 - 5 ngày. Lợn con thường nằm chồng đống lên nhau ở góc chuồng. Trong thời gian sốt con vật đi táo; khi thân nhiệt hạ con vật đi ỉa chảy nặng: phân lỏng, nhiều nước, thối khắm, có khi có cục máu và các mảng thượng bì niêm mạc bong tróc ra. Viêm niêm mạc mũi, chảy nước mũi, lúc đầu ho ít, ho khan; về sau ho nhiều, ho ướt, đi đứng xiêu vẹo, loạng choạng, liệt 2 chân sau hoặc liệt nửa thân sau.
Lợn bệnh có biểu hiện viêm kết mạc và giác mạc mắt, chảy nước mắt (lúc đầu trong, loãng; về sau đục và đặc dần). Virus tác động phá hủy thành mạch nên quan sát trên da có các điểm xuất huyết to nhỏ không đều bằng đầu mũi kim, đầu đinh ghim. Điểm xuất huyết nhỏ li ti, tập trung lại thành từng mảng, từng đám giống như vừng cháy. Lợn chết trong vòng 1 tuần sau khi biểu hiện triệu chứng bệnh, tỷ lệ chết có thể 100%.
+ Thể mãn tính: Con vật có triệu chứng như đã mô tả ở trên, gầy còm, ỉa chảy liên miên, lúc sốt lúc không, bỏ ăn, mắc các bệnh kế phát do vi khuẩn. Bệnh kéo dài vài tuần hoặc hàng tháng (2 - 3 tháng) trước khi chết.
- Bệnh tích
Xác chết thường gầy, phân bết xung quanh hậu môn, quan sát rõ nhất là hiện tượng xuất huyết. Trên da, đặc biệt ở những vùng da mỏng có nhiều điểm, nốt xuất huyết. Niêm mạc miệng, lợi viêm xuất huyết, có khi có mụn loét nông hay sâu, phủ bựa màu trắng xám hoặc màu vàng nhạt.
Xuất huyết trên bề mặt phổi: Điểm xuất huyết to nhỏ không đều bằng đầu mũi kim, đinh ghim. Phổi có nhiều đám viêm với các màu sắc khác nhau đỏ, nâu. Viêm niêm mạc khí, phế quản; trên bề mặt niêm mạc có nhiều dịch nhớt và bọt màu hồng.
Đường tiêu hóa: Viêm niêm mạc dạ dày, nhất là vùng thân vị và hạ vị có những đám, mảng xuất huyết hoặc loét. Hạch lâm ba sưng, xuất huyết. Lách thường không sưng hoặc ít sưng. Trên bề mặt lách có những điểm xuất huyết bằng đầu đinh ghim hoặc mũi kim. Thận sưng, trên bề mặt thận có những điểm xuất huyết bằng đầu đinh ghim hoặc mũi kim. Bổ đôi thận thấy cục máu. Xuất huyết niêm mạc bóng đái, có trường hợp nước tiểu đỏ do lẫn máu tích lại bên trong bóng đái. Túi mật căng hoặc teo niêm mạc túi mật xuất huyết; điểm xuất huyết nhỏ li ti, có khi tập trung lại thành từng đám.
+ Phòng bệnh: Phòng bệnh bằng phương pháp tiêm vắc xin. Lợn mua ở chợ hoặc nơi khác về phải tiêm phòng và nhốt riêng ít nhất 10 ngày, nếu không có biểu hiện phát bệnh thì mới được nhập đàn. Khi phát hiện chính xác đàn lợn có dịch tả, cần tiêu hủy ngay theo quy định. Chú ý tiêm phòng cho các đàn lợn ở phạm vi xung quanh, không bán chạy lợn, không vận chuyển lợn đi nơi khác. Lợn chết phải đem chôn, tiêu độc chuồng trại bằng vôi bột hay phun các thuốc sát trùng. Các chất thải như phân rác, nước tiểu cần phải được tập trung ủ theo phương pháp vi sinh vật học.
+ Chữa bệnh: Đây là bệnh do vi rút gây ra, hiện nay chưa có thuốc chữa.
2.3. Bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis)
- Nguyên nhân: Bệnh xoắn khuẩn ở lợn hay còn gọi là bệnh lợn nghệ do xoắn khuẩn Leptospirosis gây ra cho người và động vật. Bệnh lây trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn khỏe do chăn thả hoặc nhốt chung. Bệnh lây qua các vết sây sát trên da, ở niêm mạc miệng, dạ dày hay ruột, qua nhau thai..., hoặc lây lan gián tiếp qua các loài gặm nhấm, côn trùng đốt.
+ Thể cấp tính: Thời gian nung bệnh từ 3 - 5 ngày, lợn ăn ít hoặc bỏ ăn, thở nhiều, thỉnh thoảng có những cơn run giật tăng dần. Thân nhiệt tăng cao 40 - 41,50C. Sau 4 - 5 ngày, niêm mạc, da có màu vàng, nước tiểu vàng, mắt có ghèn, thậm chí bị mù. Lợn con có thể thấy vàng da, sốt nhẹ kèm theo tiêu chảy, lông dựng và phù rõ ở đầu.
+ Thể mãn tính
Thường không biểu hiện rõ, các cơn sốt ít xuất hiện, lợn chậm lớn. Bệnh phát âm ỉ, thời gian nung bệnh từ 3 - 20 ngày, lợn ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước, táo bón sau chuyển sang tiêu chảy, nước tiểu vàng, nước mắt chảy nhiều, thỉnh thoảng có những cơn run giật nhẹ. Mũi khô bóng, mõm sưng, dần dần mặt phù to, mi mắt sưng.
Ở lợn đực, bao dương vật sưng to trương thành một cái túi, đầu dương vật có khi thò ra ngoài không tụt vào được.
Ở lợn con, da có thể bong từng mảng, có con hai chân sau bị liệt nằm một chỗ hoặc đi khập khiễng.
Lợn nái thường có những rối loạn về sinh sản, sảy thai có thể từ 10 - 30%. Lợn con đẻ ra chết ngay hoặc có thể sống nhưng còi cọc và chết dần.
- Bệnh tích
Trong thể cấp tính, bệnh tích đại thể không rõ ràng, một số trường hợp có xuất huyết và tụ huyết trên bề mặt phổi, hoại tử gan. Bệnh tích vi thể bao gồm niệu quản bị tổn thương, thâm nhiễm tế bào lympho ở tuyến thượng thận, viêm màng não.
Thể mãn tính, da và niêm mạc vàng ở mức độ khác nhau, mổ ra có mùi khét, tổ chức liên kết dưới da vàng, nước trong khoang ngực, bụng vàng, gan vàng, nát, túi mật teo. Những thai bị xảy có biểu hiện phù thũng ở nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể, tích nhiều dịch, có lẫn máu trong các xoang, xuất huyết ở vỏ thận; ngoài ra, trên bề mặt gan cũng quan sát thấy nhiều điểm hoại tử màu trắng xám.
- Phòng và trị bệnh
+ Phòng bệnh: Vệ sinh tiêu độc chuồng trại định kỳ bằng vôi bột, Chloramin B. Tiêu diệt các ký chủ trung gian, quan trọng nhất là chuột. Cách ly triệt để lợn mới nhập. Phòng bệnh bằng vắc xin cho lợn. Khi lợn chết không được mổ thịt, phải đem chôn đổ vôi bột lên để sát trùng hoặc tốt nhất là đốt xác nhằm tiêu diệt các chủng xoắn trùng, không để lây truyền bệnh. Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để tăng sức đề kháng cho con vật.
+ Điều trị: Dùng các loại thuốc kháng sinh như: Tetracycline và Oxytetracycline, ngoài ra còn có thể sử dụng một số loại kháng sinh như Erythromycin, Enrofloxacin, Tiamulin, và Tylosin. Trong điều trị thể mãn tính, nên sử dụng kháng sinh Oxytetracycline, Amoxicillin, và Enrofloxacin...
2.4. Bệnh phân trắng lợn con
Bệnh phân trắng lợn con là bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở lợn con theo mẹ. Đây là bệnh phổ biến trong chăn nuôi gia đình, kể cả những cơ sở chăn nuôi tập trung. Điều kiện vệ sinh chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng kém, không hợp vệ sinh, thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm cao… càng làm bệnh phát triển mạnh. Bệnh ít gây chết nhưng mức thiệt hại là đáng kể do ảnh hưởng đến sự sinh trưởng sau này của lợn con.
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn đường tiêu hóa nhiễm trong môi trường chăn nuôi, điều kiện thời tiết thay đổi và môi trường chuồng nuôi ẩm ướt, nhiệt độ thấp. Nguồn thức ăn, nước uống cho lợn mẹ không đảm bảo vệ sinh hoặc thay đổi đột ngột loại thức ăn của lợn mẹ.
- Triệu chứng: Lợn con xù lông, ỉa chảy, phân trắng vàng mùi tanh hôi, lợn gầy yếu, ít bú, đuôi dính phân lỏng, ỉa chảy nhiều nên hậu môn đỏ, nhiều con mệt, bỏ bú nằm ở góc chuồng. Nếu không chữa có thể chết, những con khỏi bệnh thường còi cọc, chậm lớn.
- Bệnh tích: Ruột bị viêm, căng phồng đầy hơi, bên trong chứa một số chất lỏng trắng đặc sệt vàng nhạt có mùi chua, dạ dày chứa sữa không tiêu.
- Chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng như: Ỉa chảy, có phân màu trắng vàng nhạt…
- Phòng và trị bệnh:
+ Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại thức ăn, nước uống, chuồng phải đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè, tạo khí hậu chuồng nuôi lợn con tốt. Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ, lợn con tốt, không nên thay đổi thức ăn của lợn mẹ trong quá trình đang cho lợn con bú sữa và tập cho lợn con ăn sớm với thức ăn có chất lượng cao, tiêm sắt cho lợn con.
+ Điều trị: Dùng các loại kháng sinh: Streptomycine; Oxtetracyline, Sulphaguanidin, Neomycine, kết hợp thuốc bổ, điện giải.
2.5. Bệnh tai xanh
- Nguyên nhân: Bệnh tai xanh còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) là một bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh ở lợn. Virus có thể phát tán thông qua các hình thức: Vận chuyển lợn mang bệnh, theo gió, bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng, thụ tinh nhân tạo và có thể do một số loài chim hoang...
- Triệu chứng:
+ Ở lợn nái có biểu hiện: Sốt 40 - 410C, phần da mỏng biến màu từ màu hồng sau đó đỏ sẫm rồi tím xanh, đặc biệt là da vùng tai. Các trường hợp lợn nái bị bệnh nặng, thể hiện bỏ ăn, lười uống nước, mất sữa, viêm vú, đẻ sớm, thai khô, nằm bệt một chỗ và chết với tỷ lệ 20 - 25%.
+ Ở lợn con theo mẹ: Thể trạng gầy yếu, mắt có ghèn, sưng mí mắt và các màng quanh mắt, da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, ủ rũ, run rẩy. Lợn con yếu rất dễ mắc các bệnh kế phát, tai chuyển màu tím xanh. Tỉ lệ chết có thể tới 70 - 100%.
+ Ở lợn cai sữa và lợn vỗ béo: Lợn chán ăn, lông xơ xác, có biểu hiện ho, khó thở, thở nhanh, thể trạng gầy yếu, các vùng da mỏng cũng đỏ lên do tụ huyết, sau tím xanh, tiêu chảy, hắt hơi, chảy nước mắt, tỷ lệ chết từ 15 - 20%.
- Phân biệt với các bệnh khác
+ Đối với bệnh giả dại: Lợn nái bị bệnh giả dại cũng có những biễu hiện như khô thai, chết thai, lợn con chết lúc sinh. Nhưng ở bệnh giả dại thì lợn nái có biểu hiện đặc biệt là thường ủi hoặc chà mõm xuống nền chuồng, động kinh, rung cơ (lợn bị bệnh tai xanh không có các biểu hiện này).
+ Bệnh do Leptospira: Gây sẩy thai cho lợn nái, lợn con chết lúc mới sinh. Trên lợn con mới sinh và lợn nái có biểu hiện đặc trưng là vàng da, niêm mạc nhợt nhạt (lợn bị bệnh tai xanh không có biểu hiện này)
+ Bệnh dịch tả lợn: Lợn bị bệnh dịch tả thường bị viêm kết mạc mắt, chảy nhiều ghèn, hai chân sau đi xiêu vẹo (đây là biểu hiện đặc trưng của bệnh dịch tả lợn).
- Bệnh tích: Bệnh tích điển hình của bệnh là viêm phổi hoại tử và thâm nhiễm, các đám phổi bị đặc lại thường có màu xám đỏ. Trên bề mặt cắt ngang của phổi lồi ra và khô. Nếu có nhiễm khuẩn kế phát do liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn có thể thấy trong phổi có dịch mủ.
- Phòng, trị bệnh:
+ Phòng bệnh: Chuồng trại phải sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, tăng cường chế độ dinh dưỡng cho lợn, mua lợn giống từ những cơ sở đảm bảo, hạn chế người tham quan; không mượn dụng cụ chăn nuôi của các cơ sở khác. Định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc sát trùng. Tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bệnh cho lợn. Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt đàn lợn để nâng cao sức đề kháng.
- Trị bệnh: Bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
2.6. Bệnh do giun sán
- Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, cung cấp thức ăn, nước uống sạch, hạn chế cho lợn ăn rau sống, khi cho lợn ăn rau sống phải rửa sạch, các loại chất thải, phân rác đem ủ để tiêu diệt mầm bệnh. Định kỳ tẩy trừ giun sán và tiêu độc khử trùng chuồng trại.
- Trị bệnh: Tẩy giun bằng thuốc Levamisol, Tetramisol, Fenbendazol, Mebendazol 10%, Ivermectin...
- Tẩy sán: Fenbendazol, Vimdasol, Nimisol ....
* Chú ý: Tẩy theo liều lượng ghi trên nhãn thuốc hoặc theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
I. Đặc điểm giống dê địa phương:
Có màu lông không thuần nhất như: Đen, vàng, nâu, trắng...nhưng đa số là màu đen, vàng, nâu, đen vá trắng. Đầu nhỏ có sừng, mình ngắn chân thấp, bụng to. Tầm vóc nhỏ, trọng lượng trưởng thành ở con đực 40 - 45kg, con cái 25 - 30kg, tỷ lệ thịt sẻ từ 40 - 42%.
2. Chọn giống
2.1. Dê đực
- Chọn theo nguồn gốc: Là dê con của những cặp bố mẹ tốt, sinh ra ở lứa tuổi thứ 2 đến lứa thứ 4 khi dê mẹ đang sung sức. Dê con được đẻ ra từ những cặp bố mẹ trên tăng trưởng nhanh, khả năng chống chịu bệnh tốt.
- Chọn theo ngoại hình: Chọn những con dê có thân hình cân đối, đầu ngắn rộng, tai to và dày, cổ to, ngực nở, tứ chi khoẻ mạnh, cứng cáp, chắc chắn. Hai dịch hoàn to đều nhau, cân đối không chọn những con hai dịch hoàn lệch, mông lép.
- Không để con đực thuộc đàn dê của gia đình làm giống.
2.2. Dê cái sinh sản
- Chọn theo nguồn gốc: Chọn những con có bố mẹ, anh em họ hàng có phẩm chất sinh sản, phát triển tốt, mắn đẻ, nuôi con khéo, dê con mau lớn.
- Chọn theo ngoại hình:
+ Chọn dê có thân hình cân đối, đầu nhỏ, nhẹ, mình dài, ngực to, lưng phẳng, bụng to vừa phải, da mỏng, lông nhỏ bóng mịn, mềm mại.
+ Bộ phận sinh dục không bị khuyết tật, bầu vú to đều, núm vú cong đưa về phía trước, có nhiều tĩnh mạch vú nổi rõ trên bầu vú.
+ Hai chân trước thẳng, hông nở rộng, chân sau cứng cáp thẳng, các khớp gọn, thanh, không dày.
- Tỷ lệ đực/cái: Cứ 25 - 30 dê cái cần 1 dê đực giống.
3. Phối giống
- Tuổi phối giống lần đầu:
+ Đối với dê cái: Từ 7 tháng tuổi trở lên.
+ Đối với dê đực: Từ 11 - 12 tháng tuổi.
- Chu kỳ động dục: Cứ 18 - 23 ngày dê cái động dục một lần, mỗi lần từ 2 - 3 ngày. Do đó, nên phối vào ngày thứ 2, khi âm hộ chuyển màu tím, dịch nhầy đặc dính hơn và có thể kéo dài 2 - 3cm, dê cái đứng yên cho dê đực nhảy.
- Sau phối giống 18 - 20 ngày nếu dê cái không thụ thai sẽ động dục trở lại.
- Một số chú ý khi phối giống: Hàng năm nên luân chuyển đực giống trong đàn cái để tránh hiện tượng đồng huyết. Với dê cái tơ bỏ qua 2 lần động dục đầu tiên và chỉ phối giống khi động dục lần thứ 3, có tuổi đạt trên 7 tháng. Với dê cái đang sinh sản phải sau khi đẻ 1,5 - 2 tháng mới phối giống lần tiếp theo.
4. Thức ăn
- Dê là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu gồm: Cỏ tự nhiên, thân cây ngô, dây lang, mía, lá sắn, các loại lá cây ăn quả như mít, cam, quýt, chuối... và lá của một số loài cây chứa nhiều độc tố, cay, đắng như lá xoan, lá xà cừ,.... Ngoài ra, dê còn ăn thức ăn thô khô, các loại hạt ngũ cốc đã phơi khô, thức ăn là củ quả....
- Hàng ngày chăn thả từ 7 - 9 giờ/ngày, trước khi chăn thả cũng như khi dê về chuồng cần cho uống nước sạch thỏa mãn. Về mùa đông khô hanh, thiếu cỏ, ban đêm cần cho dê ăn thêm 3 - 5kg cỏ, lá tươi/con/ngày.
- Trong mỗi chuồng nuôi cố định ống bương muối để dê liếm láp và bổ sung khoáng vi lượng hàng ngày.
- Một số chú ý khi sử dụng thức ăn:
+ Không được cho dê ăn những loại thức ăn đã thối, mốc, ướt, dính nước mưa hoặc lẫn đất, cát, không chăn thả dê ở những nơi trũng, lầy, có nước tù đọng để phòng ngừa bệnh giun sán.
+ Các loại thức ăn thô xanh nên cắt ngắn, thức ăn củ quả nên cắt thành miếng mỏng nhưng cũng không nên nghiền nát hoặc thái quá nhỏ trước khi cho dê sử dụng.
+ Máng ăn cần phải treo cao cách mặt đất từ 0,2 - 0,5m để đảm bảo vệ sinh và thuận tiện khi quét dọn...
5. Kỹ thuật chăn nuôi dê từ sơ sinh đến cai sữa
- Thời gian dê con từ sơ sinh đến cai sữa khoảng 3 tháng tuổi.
- Đối với dê con sau khi đẻ:
+ Lấy khăn mềm, sạch lau khô lớp màng nhầy ở mồm, mũi để tránh ngạt thở dê con và bóc móng giả cho dê mới sinh. Thắt rốn bằng chỉ cách cuống rốn 4cm rồi cắt ngoài chỗ thắt, sau đó sát trùng bằng cồn Iốt.
+ Sau khi đẻ 20 - 30 phút cho dê con bú sữa đầu ngay nhằm tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho dê con.
+ Bố trí ổ lót bằng rơm rạ mềm, khô cho dê con nằm. Nếu trời lạnh cần sưởi ấm cho dê con.
- Đối với dê con từ 1 - 10 ngày tuổi: Đảm bảo cho bú mẹ từ 3 - 4 lần/ngày, tập cho dê con bú đều cả 2 bú, sữa dê mẹ trong những ngày đầu chứa nhiều chất dinh dưỡng và các kháng thể rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của dê con.
- Đối với dê con từ 11 ngày tuổi tập cho ăn thức ăn dễ tiêu như: Cháo, bột ngô, bột đậu tương rang nghiền nhỏ mịn và một số cỏ non sạch, khô.
6. Kỹ thuật nuôi dê hậu bị giống
- Sau 3 tháng tuổi tiến hành tách riêng dê đực, dê cái để chọn những con đạt tiêu chuẩn để nuôi hậu bị.
- Giai đoạn nuôi hậu bị kéo dài khoảng 4 - 5 tháng, đối với dê cái (từ sau khi cai sữa đến khi dê có chửa lần đầu), và 8 - 9 tháng, đối với dê đực (từ sau khi cai sữa cho đến khi sử dụng dê đực để phối giống).
- Hàng ngày, đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch, thức ăn thô từ 2 - 5kg/con, thức ăn tinh 0,2 - 0,5kg/con và vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ.
7. Kỹ thuật chăn nuôi dê cái sinh sản
7.1 Chăm sóc nuôi dưỡng dê cái mang thai
Thời gian mang thai trung bình khoảng 150 ngày (dao động từ 146 - 157 ngày). Trong thời gian mang thai cần tránh dồn đuổi, đánh đập và cách xa dê đực giống để tránh nhẩy dê chửa dễ sẩy thai, chăn thả nơi bằng phẳng, cung cấp đầy đủ nước uống và thức ăn cho dê, cụ thể:
Giai đoạn chửa | Thức ăn thô kg/con/ngày | Thức ăn tinh kg/con/ngày |
Ba tháng đầu | 3 - 5 | 0,3 - 0,5 |
Hai tháng cuối | 4 - 6 | 0,4 - 0,6 |
7.2. Hộ lý dê đẻ
- Trước khi đẻ 5 - 10 ngày, chăn thả nơi gần chuồng và nhốt riêng dê chửa để có chế độ chăm sóc, theo dõi hợp lý. Cần giảm lượng thức ăn tinh và tăng thức ăn thô xanh.
- Dê sắp đẻ bầu vú căng sữa, bụng xa, dịch nhờn chảy ra nhiều ở âm môn, sụt mông. Phải lấy cỏ khô, sạch hoặc rơm rạ mềm để lót ổ và chuẩn bị công tác đỡ đẻ cho dê.
- Dê bắt đầu đẻ khi bọc nước ối vỡ, thai được đẩy ra theo nhịp rặn của dê mẹ và thông thường dê cái đẻ trong vòng từ 1 - 4 giờ, tùy theo số lượng thai.
- Trong khoảng 4 giờ sau khi dê đẻ hết con, nhau thai ra. Cần thu dọn nhau thai, không để cho dê mẹ ăn. Nếu quá 4 giờ mà nhau thai chưa ra thì mời bác sỹ thú y can thiệp.
- Dọn vệ sinh ổ đẻ: Lau rửa bầu vú và âm hộ dê mẹ. Nếu dê mẹ bị cương sưng nầm vú thì chườm nước nóng và vắt bớt sữa.
- Sau khi đẻ: Cho dê mẹ uống nước ấm pha muối 0,5% hoặc nước đường 10% và ăn cỏ lá xanh non, thức ăn tinh, nhưng không cho ăn quá nhiều thức ăn tinh và thức ăn củ quả.
8. Kỹ thuật chăn nuôi dê đực giống
- Dê đực giống phải nhốt tách riêng dê cái, có thể nhốt vào ô cuối chuồng để tạo tính hăng cho chúng. Chuồng trại đảm bảo khô ráo và sạch sẽ.
- Hàng ngày đảm bảo cung cấp khoảng 4kg cỏ, 1,5kg lá cây giàu đạm, 0,4kg thức ăn tinh.
* Chú ý: Nếu chế độ phối giống ngày 2 lần, cần cho ăn thêm 0,3 kg giá đỗ hoặc 1 - 2 quả trứng và tuổi sử dụng của dê đực không quá 6 năm. Thường xuyên chải khô cho dê. Bảo đảm cho dê vận động mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 2 giờ.
9. Kỹ thuật chăn nuôi dê thịt
- Loại dê đưa vào nuôi thịt là những con không đủ tiêu chuẩn làm giống, dê đực, dê cái già đã hết thời gian sử dụng.
- Thiến những dê đực không để làm giống lúc đạt 3 tuần tuổi. Nên nuôi theo phương thức bán chăn thả.
- Hàng ngày đảm bảo cung cấp: Thức ăn thô xanh từ 3 - 4kg/con, thức ăn tinh từ 0,4 - 0,5kg/con. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và vệ sinh thân thể cho dê.
10. Xây dựng chuồng trại nuôi dê
- Diện tích: Dê dưới 6 tháng tuổi từ 0,3 - 0,5m2/con, dê trên 6 tháng tuổi: 0,7 - 1m2/con.
- Mái: Làm bằng ngói, tấm lợp hay rơm rạ.
- Vách chuồng: Làm bằng cây hay gỗ, đóng dọc khoảng cách giữa 2 nan là 5 - 7cm.
- Sàn chuồng: Cách mặt đất 50 - 80cm, làm bằng nan gỗ, tre có kích thước 3 x 3cm, khoảng cách giữa hai nan là 1,5 - 1,8cm, đủ lọt phân và tránh cho dê không bị kẹp chân. Chuồng nuôi dê con khoảng cách giữa hai nan là 0,8 cm.
- Nền chuồng: Có độ dốc ra đằng sau khoảng 25 - 300.
- Máng thức ăn thô xanh: Làm bằng gỗ, có hình thang, đáy nhỏ miệng loe.
- Máng nước: Dùng vại sành 10 - 15 lít đặt ở giữa sân chơi.
- Cầu thang: Đóng trước cửa chuồng cho dê lên xuống dễ dàng.
* Chú ý: Trong quá trình nuôi, chỉ nhốt chung đối với dê nuôi thịt, đối với dê đực giống, dê chửa sắp đẻ, dê mẹ đang nuôi con phải có ngăn nhốt riêng.
11. Công tác thú y
- Một số bệnh thường gặp ở dê như: Tụ huyết trùng, lở mồm long móng, hội chứng tiêu chảy ở dê con, bệnh chướng bụng đầy hơi, bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm...
- Phòng bệnh: Định kỳ 6 tháng tiêm phòng các loại vắc xin tụ huyết trùng, lở mồm long móng... và tẩy giun sán cho dê.
- Hàng ngày kiểm tra trước khi chăn thả và sau khi về chuồng phát hiện những con dê bỏ ăn, đau ốm, loét miệng, chướng bụng đầy hơi hoặc có biểu hiện khác thường để điều trị kịp thời.
* Chú ý: Sử dụng các loại thuốc tiêm phòng hay điều trị bệnh phải theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
I. KỸ THUẬT NUÔI
1. Chọn đàn ong
- Đàn ong nhanh nhẹn, khỏe mạnh không bị bệnh, có ít nhất 3 cầu tiêu chuẩn, quân đông, phủ kín hai mặt cầu.
- Phần bánh tổ ở phía trên chứa nhiều mật, phấn dự trữ, phía dưới có đủ các giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng. Phần nhộng nhiều, vít nắp phẳng.
- Ong chúa to, dài, thanh, nhanh nhẹn, cân đối, không có khuyết tật.
- Chỗ đặt thùng ong chọn nơi cao ráo, đặt cách mặt đất 30 - 50cm, phải có mái che mưa, nắng cho thùng ong.
2. Chuẩn bị đàn ong cho vụ mật
- Trước vụ mật cho đàn ong ăn từ 3 - 4 lần nước đường để kích thích chúa đẻ nhiều, tăng số lượng ong thợ đi làm (pha theo tỷ lệ 1 lít nước 1kg đường) khi quan sát trên bánh tổ thấy khoảng 70 % số lỗ mật vít nắp thì dừng lại.
- Cho ong thợ xây bánh tổ mới kịp thời để kích thích và tăng chỗ cho ong chúa đẻ trứng và chứa phấn, mật dự trữ.
- Đổi cầu có nhiều nhộng của đàn ong mạnh không bệnh sang đàn ong yếu để các đàn ong được đồng đều, chống chia đàn tự nhiên.
3. Tạo chúa
- Sử dụng mũ chúa tự nhiên từ các đàn ong mạnh (đàn ong tự xây) hoặc cho các đàn này ăn thêm để kích thích đàn ong xây mũ chúa sớm.
- Tạo chúa theo phương pháp bắt buộc: Tách chúa ra khỏi các đàn ong khỏe mạnh đang nuôi để đàn ong bắt buộc xây mũ chúa tạo chúa mới. Hai ngày sau vặt bỏ các mũ chúa trên bề mặt bánh tổ, chỉ sử dụng các mũ chúa thẳng, dài ở phía dưới.
4. Chia đàn ong mới
Sau khi chuẩn bị được ong chúa, mũ chúa, dùng một thùng mới có màu giống với thùng cũ của thùng ong định chia và chia đều số cầu, số quân cùng với thức ăn và ấu trùng thành 2 đàn ong và đặt 2 thùng cách đều vị trí cũ từ 20 - 30cm. Kiểm tra thường xuyên và nếu thấy đàn ong nào quân vào nhiều hơn cần nhích ra xa vị trí cũ, ngược lại đàn nào quân vào ít hơn thì nhích lại gần vị trí thùng cũ.
Dần tách 2 đàn ra xa nhau và khi thấy đàn ong đã ổn định cần quay cửa tổ ra 2 hướng khác nhau.
5. Nhập đàn ong
- Khi đàn ong bị mất chúa cần nhập đàn mất chúa vào đàn có chúa.
- Khi đàn ong yếu cần nhập đàn ong yếu vào đàn ong khỏe hoặc có thể nhập hai đàn ong yếu với nhau.
* Chú ý: Chỉ tiến hành nhập đàn ong vào buổi tối, nếu đàn định nhập có chúa thì phải tách chúa trước đó ít nhất 6 giờ.
6. Chọn điểm đặt ong
- Cần đặt thùng ong mùa hè tránh hướng tây, mùa đông tránh hướng đông bắc. Phải đảm bảo ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè.
- Địa điểm nuôi ong ở trung tâm nguồn mật và phấn.
- Địa thế phải bằng phẳng thoáng mát, yên tĩnh, tránh nơi có trấn động mạnh như sát đường giao thông chính, nhà máy. Đặc biệt phải bố trí đàn ong xa nơi dự trữ thuốc trừ sâu, phân bón...
- Xa nhà máy đường, kẹo, hoa quả.
- Không bố trí nơi có nhiều hồ, ao, sông ngòi bao quanh.
- Nơi thuận tiện giao thông, sinh hoạt.
7. Phòng chống ong bốc bay
7.1. Các nguyên nhân làm ong bốc bay
- Thiếu thức ăn đặc biệt là thiếu phấn mật.
- Bị bệnh ấu trùng túi và thối ấu trùng.
- Bánh tổ quá cũ hoặc bị sâu phá bánh tổ.
- Bị ong rừng hoặc kiến... tấn công.
- Bị đàn ong bốc bay khác kích động.
- Đặt ong ở chỗ bất lợi như quá nóng, quá lạnh hoặc đàn ong bị chấn động do súc vật và người đi lại nhiều.
7.2. Biện pháp xử lý
- Cần viện trợ cầu ong mới có nhiều nhộng và ấu trùng cho đàn ong.
- Cho ong ăn nước đường pha theo tỷ lệ 1:1 như trên.
- Định kỳ 6 - 9 tháng cho ong xây bánh tổ và thay dần các bánh tổ cũ bằng các bánh tổ mới nhằm kích thích ong chúa đẻ khỏe và hạn chế sâu bệnh.
- Kiểm tra hàng tuần để đánh giá thực tế tình hình phát triển của đàn ong và kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp.
8. Khai thác mật
- Cần chuẩn bị các dụng cụ liên quan để thu hoạch mật như: Thùng quay mật, dao cắt nắp, khay chứa nắp cắt, chổi quét ong... tất cả đều phải được làm bằng vật liệu không gỉ.
- Thời điểm thu mật: Khi quan sát thấy trong cầu ong có số lỗ tổ chứa mật vít nắp đạt khoảng 60 - 70% thì tiến hành quay mật.
- Khi rũ ong để lấy cầu ra quay mật cần kiểm tra xem cầu nào có ong chúa và tách cầu có chúa sang bên kia ván ngăn nhằm giữ an toàn cho ong chúa.
- Sau khi rũ hết ong ở cầu quay mật cần đặt cầu ong chéo 300 so với phương thẳng đứng, một đầu tì vào khay cắt nắp và dùng dao mỏng lia nhẹ hớt nắp lỗ tổ chứa mật trên bánh tổ.
- Đặt thùng quay mật ở nơi bằng phẳng, cho cầu ong đã cắt nắp vào giá cố định và bắt đầu quay. Quay mật phải làm nhẹ nhàng và tốc độ quay từ chậm đến nhanh, tránh làm vỡ cầu và ảnh hưởng đến nhộng và ấu trùng trên bánh tổ. Quay xong mặt cầu thứ nhất cần lật lại cắt nắp và quay tiếp mặt cầu thứ hai.
- Cầu quay xong cần xem xét cắt bỏ nhộng ong đực và mũ chúa nếu có sau đó mới trả lại đúng ở vị trí cũ. Lưu ý chỉ quay 3/4 số cầu hiện có trong đàn ong và các vòng quay không cố định mà tùy vào lượng mật, nếu lượng mật nhiều nhanh đầy thì cần quay liên tục.
- Khi nguồn hoa đã nở khoảng 80% và ong thợ tìm vào thùng quay mật thì cần kết thúc khai thác mật. Để lại vòng mật cuối cùng làm thức ăn cho ong để chờ đến vụ hoa kế tiếp.
- Nếu còn vụ mật kế tiếp ngay sau thời gian đó thì giữ đàn ong bình thường. Nếu vụ mật cách xa thì có thể chia những đàn mạnh ra tạo thế đồng đều ở các đàn và phát triển đàn ong chờ đi khai thác vụ mật mới.
II. BỆNH ONG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
1. Một số bệnh thường gặp
- Bệnh thối ấu trùng châu Mỹ.
- Bệnh thối ấu trùng châu Âu.
- Bệnh ấu trùng túi.
2. Các biện pháp phòng trị bệnh ấu trùng ong
- Thường xuyên kiểm tra đàn ong, vệ sinh thùng ong.
- Sử dụng thuốc kháng sinh Pennicilin 60.000 đơn vị cho một cầu ong hoặc Steptomixin 0,04g/cầu; dùng hỗn hợp Penicilin 30.000 đơn vị + Steptomixin 0,02 g/cầu với dung dịch xiro đường (tỷ lệ 1:1) cho ăn trong 3 tối sẽ có hiệu quả. Khi cho ăn thuốc chú ý kết hợp với các biện pháp rút bớt cầu, chống nóng, rét, ẩm để ong sớm ổn định và đẻ bình thường./.